Những thói quen dùng điện sai lầm dễ gây cháy nổ, hỏa hoạn

Đôi khi những vụ cháy nổ, hỏa hoạn lại là do chính sự bất cẩn của người sử dụng điện.

Chập điện là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây cháy nổ, hỏa hoạn. Sự thiếu hiểu biết và bất cẩn khi sử dụng điện đôi khi lại dẫn đến những tai họa đáng tiếc.

nhung thoi quen dung dien sai lam de gay chay no hoa hoan
Đôi khi những vụ cháy nổ, hỏa hoạn lại là do chính sự bất cẩn của người sử dụng điện.

1. Sử dụng điện trong phòng tắm

Bản chất nước không dẫn điện, nhưng các chất vô cơ và hữu cơ trong nước lại là chất dẫn điện chết người. Nghĩa là nước tinh khiết dẫn điện kém, nhưng nước có nhiều tạp chất lại có khả năng dẫn điện tốt. Vì thế, phòng tắm là phòng nguy hiểm nhất trong nhà khi đề cập đến vấn đề an toàn điện. Để hạn chế nguy có xảy ra chập điện, dẫn đến cháy, hỏa hoạn, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau.

nhung thoi quen dung dien sai lam de gay chay no hoa hoan
Không sử dụng máy sấy tóc, không sạc điện thoại trong nhà tắm.

Ổ cắm

Ổ cắm không được lắp trong phòng tắm. Nếu lắp phải lắp cách xa bồn tắm hoặc vòi hoa sen ít nhất 3m.

Bóng đèn

Lắp đặt đèn chiếu sáng sát trần, sát vách cũng là nguyên nhân gây cháy nổ, hỏa hoạn. Khi lắp đặt đèn như vậy, đèn không chỉ đốt nóng trực tiếp mà nguồn nhiệt có thể sinh ra do sự bức xạ nhiệt từ các đèn cũng gây cháy. Đa phần loại thiết bị chiếu sáng hiện nay là đèn huỳnh quang, Halogen có chấn lưu, biến áp do đó khi lắp đặt sát trần và vách mà làm bằng những vật liệu dễ cháy thì rất nguy hiểm.

Bởi thế giải pháp hoàn hảo là lắp đặt đèn ốp trần trong nhà tắm, sẽ hợp lý và hạn chế nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn.

Máy sưởi, đèn sưởi nhà tắm

Như đã nói ở trên, ổ cắm của máy sưởi hay đèn sưởi nhà tắm nếu lắp trong phòng tắm, thì phải lắp cách xa bồn tắm hoặc vòi sen ít nhất 3m. Nếu không, tốt nhất nên lắp đặt dây dẫn hoặc ổ cắm bên ngoài phòng tắm.

Các thiết bị điện cầm tay

Tuyệt đối không sạc điện thoại, sấy tóc hay nghe radio trong phòng tắm. Sàn nhà tắm luôn ướt sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc.

2. Không thường xuyên kiểm tra an toàn điện

nhung thoi quen dung dien sai lam de gay chay no hoa hoan
Nên thường xuyên bảo dưỡng, vệ sinh cho các thiết bị, dụng cụ điện.

Cân thường xuyên kiểm tra các đầu nối của hệ thống điện (công tắc, ổ cắm, hộp đấu dây, mối nối trên đường dây, dây dẫn) nếu có hiện tượng đánh lửa phải tách chúng ra khỏi nguồn điện và sửa chữa chúng. Nếu dây dẫn có dấu hiệu bị hỏng cũng phải thay mới hoặc báo cho thợ điện đến sửa chữa. Vì dây điện kém chất lượng có thể tăng nguy cơ rò điện, chập điện, gây đoản mạch. Điều này có thể khiến các thiết bị khác cũng hỏng nặng, gây cháy nổ, thậm chí thiệt hại về người và của. Nói chung nên thường xuyên bảo dưỡng, vệ sinh cho các thiết bị, dụng cụ điện.

3. Sử dụng đồ điện khi tay ướt

nhung thoi quen dung dien sai lam de gay chay no hoa hoan
Không chạm vào đồ điện khi tay ướt.

Nguy cơ bị giật điện sẽ tăng cao nếu bạn sử dụng đồ điện khi tay ướt. Vì các chất trong nước là chất dẫn điện hoàn hảo. Tuyệt đối không cắm, rút dây điện khi tay ướt, tay khô hoàn toàn mới được sử dụng đồ điện.

4. Bọc dây điện sai cách

Tuyệt đối không tự ý bọc dây điện bằng băng dính cách điện. Điều này vô tình khiến cuốn dây quá nặng và khiến lõi dây không thể thoát nhiệt, dẫn tới quá tải nhiệt và chập điện.

Để trách cho các thiết bị như máy tính, ti vi thoát nhiệt nhanh, không quá tải điện, tuyệt đối không phủ khăn, rèm lên những thiết bị đó và đặt chúng ở không gian thông thoáng.

5. Để dây điện lòng thòng

Tuyệt đối không để dây điện lòng thòng, vướng vào nhau hoặc đặt gần vật liệu dễ cháy. Khi thiết kế điện cho nhà, nên làm đường dây điện chạy âm tường để hạn chế nguy cơ cháy nổ.

6. Quên tắt các thiết bị điện khi không sử dụng

nhung thoi quen dung dien sai lam de gay chay no hoa hoan

Trước khi ra khỏi nhà phải tắt tất cả các thiết bị tiêu thụ, đồ dùng điện. Tương tự như vậy trước khi đi ngủ phải kiểm tra lại các thiết bị, đồ dùng như đèn, quạt, nên cắt điện đối với các thiết bị điện không cần thiết.

7. Xử trí sai cách khi có chập điện, cháy nổ

nhung thoi quen dung dien sai lam de gay chay no hoa hoan
Mỗi gia đình nên trang bị bình chữa cháy xách tay bằng khí.

Khi xảy ra cháy do sử dụng điện phải nhanh chóng cắt cầu dao điện tổng, đồng thời báo cho mọi người xung quanh biết và cảnh sát PCCC khu vực. Trong lúc chờ lực lượng PCCC đến ứng cứu, phải dùng phương tiện chữa cháy tại chỗ dập lửa. Tuyệt đối không dùng nước dập lửa khi chưa cắt điện. Khi này dập lửa bằng nước sẽ khiến dòng nước càng mạnh lên, gây nổ nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ giật điện.

Vì thế nên có kiến thức đúng và đủ về an toàn PCCC. Các gia đình nên trang bị bình chữa cháy xách tay bằng khí để kịp thời chữa cháy, bảo vệ tính mạng của mình và mọi người.

8. Để đồ điện trong tầm với của trẻ nhỏ, người già

Để hạn chế nguy cơ gây cháy khi sử dụng các thiết bị điện, nên lắp hệ thống báo và không để trẻ nhỏ, người già, người bị bệnh tâm thần…sử dụng các thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.