Những thói quen khi tắm gây hại cho sức khỏe của bạn

Tắm là một hoạt động giúp chúng ta vệ sinh cơ thể sạch sẽ và mang lại những phút giây thư giãn, thoải mái để bắt đầu ngày mới hoặc kết thúc một ngày làm việc vất vả. Tuy nhiên, có khá nhiều người vẫn thường xuyên thực hiện những thói quen không tốt cho sức khỏe khi tắm.
nhung thoi quen khi tam gay hai cho suc khoe cua ban Không nhờ những đồ dùng này lại chính là ‘ổ vi khuẩn' gây bệnh trong nhà bạn

TẮM QUÁ NHIỀU LẦN

Tắm quá nhiều lần trong ngày là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng khô da. Tắm nhiều đồng nghĩa với việc làn da phải chịu tẩy rửa nhiều lần. Đó chính là lí do nó không thể duy trì độ ẩm tự nhiên và mắc phải tình trạng khô nhám, các tuyến bã nhờn phải hoạt động hết công suất để cân bằng lượng ẩm đã mất. Tuy nhiên, lượng chất nhờn này luôn vượt quá khả năng kiểm soát của làn da. Do vậy, càng nhiều chất nhờn thì da càng dễ bị mụn.

KHÔNG TẨY DA CHẾT

Phần lớn chúng ta chỉ thường tẩy da chết cho khuôn mặt mà quên mất cơ thể cũng cần được gột bỏ lớp tế bào chết này. Trên thực tế, lượng da chết trên cơ thể nhiều và khó loại bỏ hơn so với lượng da chết trên mặt rất nhiều. Nếu không loại bỏ thường xuyên, chúng có thể gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, từ đó gây mụn ở các vùng nhờn như lưng. Ngoài ra, chúng còn tạo ra cảm giác nhớp nháp, bí bách, mặc dù chúng ta đã tắm rửa kỹ càng. Các chuyên gia khuyên bạn nên tẩy da chết body 2 lần/tuần để luôn có một làn da sáng khỏe.

nhung thoi quen khi tam gay hai cho suc khoe cua ban
(Ảnh: rokee)

DÙNG KHĂN TẮM BẨN

Nếu không giặt khăn tắm và phơi khô sau mỗi lần sử dụng thì vô tình chiếc khăn tắm của bạn sẽ trở thành nơi nuôi dưỡng vi khuẩn, nấm mốc gây các bệnh da liễu. Nếu cứ tiếp tục sử dụng chiếc khăn tắm ấy cho những lần tiếp theo, bạn đang tự “hủy hoại” đi làn da của mình. Bởi bã nhờn, tế bào chết, bụi bẩn và vi khuẩn trong lần sử dụng trước vẫn còn bám trụ lại trong khăn, và lần này chúng sẽ đươc chuyển sang một “khu nhà mới”, đó chính là làn da bạn.

nhung thoi quen khi tam gay hai cho suc khoe cua ban
Khăn tắm cần được giặt sạch và phơi khô thường xuyên. (Ảnh: Thanh niên)

ĐI CHÂN TRẦN TRONG NHÀ TẮM

Theo các cuộc điều tra, nhà tắm là nơi tồn tại rất nhiều loại vi khuẩn vì luôn ẩm ướt. Vì thế, nếu bạn đi chân trần vào nhà tắm, cho dù là hoạt động gì đi nữa thì cũng rất dễ bị nấm chân, gây ngứa ngáy khó chịu.

Các chuyên gia tại Viện Phòng ngừa các vấn đề về chân Hoa Kỳ (Institute For Preventative Foot Health) khuyên rằng: Cần sử dụng xà phòng nhẹ, và rửa giữa các ngón chân, sau đó giữ khô chân (đặc biệt là giữa các ngón chân) để tránh các bệnh nấm kẽ chân.

TẮM SAU KHI ĂN

nhung thoi quen khi tam gay hai cho suc khoe cua ban
(Ảnh: Baoxaydung)

Tắm sau khi ăn sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bạn. Chính vì thế, nếu đang mắc phải thói quen này thì bạn nên loại bỏ ngay. Theo các nghiên cứu, sau khi ăn no, dạ dày sẽ bắt đầu hoạt động mạnh, phần lớn huyết dịch sẽ tập trung ở dạ dày khiến cho lượng máu ở các cơ quan khác giảm đi. Việc tắm ngay thời điểm đó sẽ yêu cầu lượng máu vào da và cơ, đồng thời làm giảm lượng máu ở phần dạ dày nên sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu. Không những vậy, việc tắm sau khi ăn còn có thể khiến bạn hạ đường huyết và dẫn đến ngất xỉu.

nhung thoi quen khi tam gay hai cho suc khoe cua ban Thường xuyên đi ngủ sau 11 giờ đêm, bạn dễ gặp phải những vấn đề sức khỏe sau

Thức khuya đã là một thói quen gây hại sức khỏe, và nếu thường xuyên thức quá 11 giờ thì bạn có thể gặp phải ...

nhung thoi quen khi tam gay hai cho suc khoe cua ban Chất béo có vai trò gì với sức khỏe con người?

Rất nhiều người nghĩ rằng chất béo có hại cho cơ thể và là nguyên nhân chính gây nên các tình trạng như thừa cân, ...

nhung thoi quen khi tam gay hai cho suc khoe cua ban Bộ Y tế bỏ dự định khám sinh dục trong tiêu chuẩn sức khỏe lái tàu

Dư luận phản ứng dữ dội dự định này và Bộ Y tế đã loại bỏ yêu cầu khám sinh dục khi khám sức khỏe ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.