Những việc cần làm sau khi nghỉ việc để có thể nhận tiền BHXH

Trong trường hợp đặc biệt thì chậm nhất là 30 ngày, doanh nghiệp có trách nhiệm phải hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ BHXH và những giấy tờ khác cho NLĐ.

Người lao động cần phải có sổ BHXH

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động (NLĐ) được giữ sổ BHXH để quản lý việc đóng, hưởng của mình.

Tuy nhiên trên thực tế, việc để NLĐ giữ sổ BHXH cũng tồn tại nhiều bất cập dẫn đến doanh nghiệp không thể kiểm soát và quản lý được.

Do đó vẫn có nhiều doanh nghiệp quản lý và kiểm soát sổ BHXH của NLĐ. Như vậy, khi nghỉ việc, NLĐ cần báo với doanh nghiệp để họ phối hợp với cơ quan BHXH chốt và trả sổ.

Khoản 2 và Khoản 3 Điều 47 Bộ Luật lao động 2012 quy định:

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

Theo quy định trên, trong trường hợp đặc biệt thì chậm nhất là 30 ngày, doanh nghiệp có trách nhiệm phải hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ BHXH và những giấy tờ khác cho NLĐ.

Ngoài sổ BHXH, NLĐ cần có những giấy tờ chứng minh đã nghỉ việc (tùy từng trường hợp), cụ thể:

- Quyết định thôi việc;

- Quyết định sa thải;

- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

nhung viec can lam sau khi nghi viec de co the nhan tien bhxh
Ảnh minh họa.

Về trợ cấp thất nghiệp

Điều kiện hưởng:

NLĐ cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Luật việc làm năm 2013, cụ thể:

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.

e) Chết.

Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp lúc nào? Nộp ở đâu?

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, NLĐ chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi NLĐ muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì hồ sơ bao gồm:

- Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định (Mẫu 03 được ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH)

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

+ Quyết định thôi việc;

+ Quyết định sa thải;

+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trường hợp NLĐ có HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng thì giấy tờ xác nhận là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.

- Sổ bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, NLĐ cũng cần chuẩn bị một số giấy tờ cá nhân khác để thuận tiện và tránh việc đi lại nhiều lần như CMND hoặc căn cước công dân (nên có vài bản photo có công chứng), ảnh 3x4, các giấy tờ có liên quan khác,...

Sau khi hoàn thành đầy đủ hồ sơ theo quy định trên, NLĐ nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương nơi NLĐ muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Quá thời hạn 3 tháng mà không thực hiện thủ tục này thì coi như NLĐ không nhận trợ cấp của lần thất nghiệp đó. Trường hợp này, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trợ cấp vẫn tiếp tục được bảo lưu để nhận những lần sau.

Cách thức nộp hồ sơ:

NLĐ nộp trực tiếp tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương hoặc ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

- Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

- Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bao nhiêu?

Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp = 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Lưu ý:

- Mức hưởng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với NLĐ đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

- Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

- Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp

Về việc nhận BHXH một lần

Điều kiện hưởng:

NLĐ được nhận BHXH 1 lần khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

- Ra nước ngoài để định cư;

- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

- Đối tượng là "sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân" và "hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí" khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu;

- Sau một năm nghỉ việc nếu không đóng BHXH và có yêu cầu nhận trợ cấp BHXH 1 lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH. (Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP)

Hồ sơ hưởng gồm những gì:

Hồ sơ hưởng BHXH 1 lần bao gồm những giấy tờ sau theo quy định tại Điều 20 Quyết định 636/QĐ-BHXH năm 2016:

- Sổ BHXH

- Đơn theo mẫu số 14-HSB (bản chính)

- Đối với người ra nước ngoài để định cư có thêm một trong các giấy tờ sau:

+ Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam;

+ Bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng của một trong các giấy tờ sau đây: Hộ chiếu do nước ngoài cấp; Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài; Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

- Đối với NLĐ mắc bệnh nguy hiểm tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế thì cần trích sao hồ sơ bệnh án.

Nộp hồ sơ tại đâu? Nộp khi nào?

Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần, NLĐ nộp hồ sơ tại cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Khi nào thì được chi trả?

Căn cứ Khoản 4 Điều 110 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Mức hưởng BHXH một lần là bao nhiêu?

Khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014.

- 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trên đây là nội dung hỗ trợ về những việc cần làm sau khi nghỉ việc để có thể nhận tiền BHXH. Nội dung tư vấn chỉ mang tính chất tham khảo, anh/chị vui lòng xem chi tiết tại các văn bản pháp luật có liên quan để nắm rõ hơn vấn đề.

nhung viec can lam sau khi nghi viec de co the nhan tien bhxh Phải làm gì khi bị mất sổ Bảo hiểm xã hội?

Tôi bị thất lạc sổ Bảo hiểm xã hội trong quá trình chuyển nhà. Vậy tôi có được cấp lại sổ mới không? Thủ tục ...

nhung viec can lam sau khi nghi viec de co the nhan tien bhxh Con nhỏ bị ốm, bố mẹ được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?

Trường hợp người lao động tham gia đóng BHXH thì sẽ được hưởng chế độ khi con đau ốm.

nhung viec can lam sau khi nghi viec de co the nhan tien bhxh Hỏi đáp pháp luật 24h: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, quan hệ với 'con nuôi' có phạm tội loạn luân

Hỏi đáp pháp luật ngày 12/10 có những vấn đề nổi bật sau: Quan hệ với 'con nuôi' có phạm tội loạn luân; Visa, Hộ ...

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn.

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại đây!

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.