Ngày 3/9, trong khi nhiều nơi đang chuẩn bị cho ngày khai giảng thì thầy trò trường PT DTNT THCS Con Cuông, Nghệ An đang phải tập trung đông đủ để… chuyển trường sang địa điểm khác, bởi địa điểm cũ không thể tiếp tục sử dụng để dạy học được nữa.
Nhiều sách vở, tài sản của trường PT DTNT THCS Con Cuông bị ngập trong bùn đấy do lũ dữ. |
Để giúp thầy trò nhà trường, chính quyền địa phương đã huy động các lực lượng đoàn thể, Ban chỉ huy Quân sự huyện Con Cuông điều 120 cán bộ chiến sĩ bộ đội cùng các phương tiện xe vận chuyển tham gia di dời toàn bộ tài sản, thiết bị đến địa điểm mới.
Cách đây 3 ngày, vào 31/8 thủy điện xả lũ lưu lượng lớn khiến nước sông Lam dâng cao lại một lần nữa khiến trường PT DTNT THCS Con Cuông ngập trong nước, bùn lầy. Toàn bộ học sinh phải sơ tán. Thầy cô cũng hối hả di chuyển tài liệu, máy móc thiết bị quan trọng. Còn lại đành phải chờ nước rút…
Các lực lượng giúp nhà trường chuyển đến cơ sở tạm. |
Thầy Nguyễn Đình Nhung – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: "Trong vòng 1 tháng mà trường chúng tôi chịu 3 trận lũ. Sức thầy, sức trò không thể nào trụ nổi được nữa".
Huyện Con Cuông đã huy động mọi lực lượng trợ giúp thầy trò. Mất 1 tuần ròng rã nỗ lực mới đầy hết bùn đất ra khỏi trường học, sắp xếp tạm ổn bàn ghế, sách vở cho học sinh. Đến ngày 27/8, trường bắt đầu thực học theo đúng kế hoạch của Sở GD&ĐT Nghệ An. Nhưng chỉ mấy ngày sau, lũ mới lại ập về.
"Chúng tôi là trường DTNT, vì thế, dù mượn được một số phòng làm phòng ở, nhưng bố trí chỗ ở cho nam riêng, nữ riêng, rồi bếp ăn, chỗ tắm rửa, sinh hoạt, vệ sinh cho 300 học sinh là vấn đề vô cùng khó khăn, phức tạp. Các em đều đang còn nhỏ, thầy cô phải là người đứng ra lo lắng". Thầy Nguyễn Đình Nhung - Hiệu trưởng PT DTNT THCS Con Cuông. |
Lần này, UBND huyện Con Cuông đã quyết định “chuyển nhà” cho thầy trò trường THCS DTNT Con Cuông. Theo đó, Trường Trung cấp nghề Con Cuông cho thầy trò THCS DTNT mượn 12 phòng học để dạy học. Còn 300 học sinh dân tộc nội trú sẽ bố trí ở tạm tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Con Cuông. Hai địa điểm này gần nhau, và nằm tại thị trấn Con Cuông nên đảm bảo về an toàn và đi lại cho học sinh.
Nhưng theo thầy Nhung, phòng học thì tạm ổn vì chỉ cần có đủ bàn ghế, sách vở là có thể dạy học được. Hiện một số phòng ở dã chiến đang gấp rút dựng lên cho học sinh ở tạm. Chỉ còn 2 ngày nữa là đến ngày 5/9, nhưng khả năng trường phải lùi ngày tổ chức khai giảng. Mọi việc đang rất bộn bề…
Đó là giải pháp bất đắc dĩ, phải tạm thời đưa ra cho 167 học sinh THCS Lạng Khê (Con Cuông) sau sự cố cầu Chôm Lôm bị đứt, khiến người dân, học sinh không thể qua lại.
Các em học sinh trên nhà ở 3 bản Chôm Lôm, Đồng Tiến, Yên Hòa của xã Lạng Khê, nằm ở phía bờ bắc của sông Lam. Ngày 1/9, nước sông Lam dâng cao, chảy xiết đã cuốn trôi 1 mố cầu Chôm Lôm cùng đường dẫn lên cầu, dài 6m. Mặc dù chính quyền địa phương và người dân rất nỗ lực, nhưng hiện tại các biện pháp khắc phục chỉ giữ trụ cầu an toàn, đẩy dòng chảy ra xa, không gây xói lở chân cầu. Còn việc nối lại cầu thì chưa thể làm ngay được.
Cầu Chôm Lôm (xã Lạng Khê, Con Cuông) đang gấp rút khắc phục sự cố. |
Để đảm bảo an toàn, hai bên cầu đã được cắm biển cấm, không cho người dân học sinh qua lại. Con đường duy nhất là đi ngược lên xã Tam Quang (huyện Tương Dương) qua cầu khe Bố để qua sông, sang quốc lộ 7. Nhưng người dân cho biết quãng đường vòng này dài gần 20km và đường xấu, các em học sinh không thể đi học được.
Thầy Phạm Quốc Hoàng – Hiệu trưởng Trường THCS Lạng Khê cho hay: Toàn trường có 351 học sinh, riêng số học sinh ở 3 bản Chôm Lôm, Đồng Tiến, Yên Hòa đã chiếm hơn 1 nửa.
Sự cố xảy ra, phụ huynh cũng đã có đề xuất thiết thực với nhà trường là bố trí chỗ ăn ở tập trung cho các em. Nhưng trường THCS Lạng Khê không phải là trường bán trú, nhà trường không đủ khả năng để sắp xếp ăn ở, sinh hoạt vệ sinh, tắm rửa cho số lượng học sinh lớn như thế.
167 học sinh chưa thể qua cầu, phải ở nhờ nhà người quen để đi học. |
“Chúng tôi đã bàn với phụ huynh và báo cáo với UBND xã để các em ở trọ, nhờ nhà người quen hoặc họ hàng để đi học được. Trường hợp gia đình nào cần hỗ trợ, thì nhà trường địa phương sẽ tìm cách bố trí. Về cơ sở vật chất nhà trường không bị thiệt hại nhiều do lũ lụt nên sẽ tổ chức khai giảng đúng như kế hoạch vào ngày 5/9”, thầy Phạm Quốc Hoàng nói.
Trường Tiểu học thị trấn Phong Thổ bị tố lạm thu: Phó Chủ tịch tỉnh Lai Châu nói gì?
Lãnh đạo UBND tỉnh Lai Châu vừa chính thức lên tiếng trước phản ánh của phụ huynh cho rằng, Trường Tiểu học Thị trấn Phong ... |
Người dân Lai Châu kêu trời vì những khoản thu đầu năm học
Người dân tại Phong Thổ (Lai Châu) rất bức xúc khi nhiều học sinh dân tộc thiểu số phải gánh nhiều khoản đóng góp sai ... |
Tiểu học Đô thị Việt Hưng yêu cầu giáo viên trả lại tiền thu nhiều khoản vô lý cho phụ huynh
Lãnh đạo Trường Tiểu học Đô thị Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) vừa chính thức lên tiếng trước phản ánh của một số phụ ... |
Yêu cầu Tiểu học Đô thị Việt Hưng báo cáo về thông tin thu nhiều khoản vô lý đầu năm
Phòng GD&ĐT Long Biên vừa yêu cầu lãnh đạo Trường Tiểu học Đô thị Việt Hưng báo cáo về thông tin cho rằng trường này ... |
Bộ Giáo dục đang làm gì để ngăn chặn việc 'nở rộ' các khoản thu đầu năm học mới?
Một trong các nỗi lo lắng của phụ huynh khi vào đầu năm học là vấn đề lạm thu. Có trường sẽ 'vẽ' ra các ... |
Phương án thi vào lớp 10 ở Hà Nội: Thi tổ hợp rất nhẹ nhàng, giảm áp lực cho học sinh?
Theo thầy giáo Vũ Khắc Ngọc, dù là phương án thi vào lớp 10 như thế nào thì Sở GD&ĐT Hà Nội cũng nên chốt ... |