NSƯT Đàm Hàn Giang chia sẻ về cái khó, cái khổ của nghệ thuật đỉnh cao

Chia sẻ trước sự việc Bộ VHTT&DL vận động nhân viên cơ quan đi xem nghệ thuật đỉnh cao. NSƯT trẻ nhất Việt Nam có nhiều suy tư và trăn trở trước bộ môn Ballet – vốn được xem là tinh hoa của nghệ thuật múa.

Mấy ngày qua, trong cuộc họp báo thường kỳ quý 2, năm 2017. Một vấn đề được báo chí quan tâm đó là câu chuyện có hay không việc Bộ “ép” cán bộ mua vé xem nghệ thuật đỉnh cao tại Nhà hát lớn Hà Nội. Đại diện của Bộ đã giải thích rằng: “Chúng tôi có vận động cán bộ, công chức với quan điểm là phải thương yêu nhau, có nghĩa là cùng san sẻ các hoạt động của Bộ. Chúng tôi hoàn toàn không ép buộc mà trên tinh thần tự nguyện. Chúng tôi vận động công chức đi xem chương trình nghệ thuật đỉnh cao tại Nhà hát lớn để ủng hộ anh chị em diễn viên...”. Lời chia sẻ của ông Nguyễn Thái Bình (chánh Văn phòng Bộ VHTT&DL) đã chạm đến vấn đề muôn thuở của nghệ thuật đỉnh cao: Khán giả của những bộ môn nghệ thuật này đang ở đâu?

nsut dam han giang chia se ve cai kho cai kho cua nghe thuat dinh cao
NSƯT Đàm Hàn Giang chia sẻ về cái khó, cái khổ của nghệ thuật đỉnh cao.

NSƯT Đàm Hàn Giang (solist của Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam, là một nghệ sỹ múa ballet chuyên nghiệp và là giảng viên của Trường Đại Học Sân Khấu Điện Ảnh Hà Nội) đã có những chia sẻ về cái khó của những bộ môn nghệ thuật đỉnh cao khi tiếp cận khán giả, ví dụ như Ballet là một điển hình:

-Thưa NSƯT Đàm Hàn Giang, trước câu chuyện Bộ VHTT&DL vận động nhân viên cơ quan đi xem nghệ thuật đỉnh cao, bản thân là người trong nghề, anh có bình luận gì về vấn đề này?

Tôi không bình luận gì trước vấn đề này nhưng tôi hiểu được căn nguyên của vấn đề đó là: làm sao để khán giả tự nguyện đến xem chương trình nghệ thuật đỉnh cao, đó thực sự là một vấn đề nan giải. Tôi nghĩ Bộ cũng đang trăn trở thay cho anh em nghệ sĩ hoạt động trong các loại hình nghệ thuật như: Ballet, chèo, tuồng, cải lương, âm nhạc dân tộc và các loại hình dân gian khác.

-Với Ballet thì khán giả chủ yếu là những phân khúc khán giả nào, thưa anh?

Với ballet thì có thể tạm chia ra 3 phân khúc khán giả hưởng thụ, 1 là nhóm đối tượng tri thức cao như giáo sư, tiến sĩ và những người từng được du học ở nước ngoài và thụ hưởng Ballet ở nước ngoài, các nhà nghiên cứu hoặc các nghệ sĩ múa. 2 là nhóm người ít chuyên môn học thuật như nhóm 1 nhưng lại có sự tò mò, yêu thích bộ môn Ballet nên muốn xem để mở mang tầm mắt và học cảm thụ. Cuối cùng là nhóm đến vì nhiều lí do như được tặng vé hoặc có người thân biểu diễn chẳng hạn.

-Vì sao Ballet nói riêng và các loại hình nghệ thuật đỉnh cao theo cách nói của Bộ lại khó tiếp cận khán giả đến thế?

Với Ballet là loại hình nghệ thuật đỉnh cao du nhập từ nước ngoài. Một nghệ sĩ theo đuổi múa Ballet đòi hỏi kĩ năng, khổ luyện và đam mê đến đỉnh cao nhất, nếu không có quyết tâm và lòng yêu nghề đến cực đoan thì sẽ không theo nghề được (cực đoan ở đây là nếu không được múa thì sẽ không biết và không thiết làm nghề gì khác). Sự cực khổ của diễn viên múa Ballet chỉ có người trong ngành mới có thể thấu hiểu.

Nhưng vấn đề đó không quan trọng nếu như Ballet có vị trí vững chắc trong lòng khán giả. Việc bộ môn nghệ thuật này khó tiếp cận khán giả tôi cho rằng có nhiều lí do: Phần đông khán giả đang chuộng những loại hình nghệ thuật phổ biến như nhạc Pop, nhạc dance, hay thích xem phim rạp, phim bom tấn. Ballet với nhiều người là một loại hình nghệ thuật xa lạ và không hấp dẫn về mặt thị giác, lí do tiếp theo là bởi khán giả chưa hiểu được cái hay, cái tài tình, cái khổ luyện để đạt được tinh hoa về nghề múa, vì thế mà khán giả hờ hững.

Phần nữa, khi thấy khán giả hờ hững thì truyền thông cũng ít nhắc đến các loại hình nghệ thuật này khiến cho những nghệ sĩ có cống hiến và lao động nghệ thuật nghiêm túc thì lại bị thiệt thòi, ít được công chúng biết đến.

nsut dam han giang chia se ve cai kho cai kho cua nghe thuat dinh cao
NSƯT Đàm Hàn Giang cho rằng nghệ sĩ múa Ballet cần sự khổ luyện cực kì khắc nghiệt nhưng thành quả họ nhận lại vẫn chưa xứng đáng, khán giả Việt vẫn còn thờ ơ với nghệ thuật đỉnh cao.

-Theo anh, có hay không giải pháp để kéo khán giả đến khán phòng để thưởng thức nghệ thuật đỉnh cao?

Tôi nghĩ cần có sự kết hợp các giữa các bộ ban ngành. Bản thân tôi là người từ bé đã được nghe chèo, xem tuồng, nghe quan họ, xem cải lương qua băng đĩa. Những làn điệu quê hương ấy cứ thấm vào tôi một cách tự nhiên và đến giờ tôi vẫn thấy có nhu cầu để xem các loại hình nghệ thuật đó. Nếu Bộ VHTT&DL kết hợp với Bộ GD&ĐT đưa các loại hình nghệ thuật này vào giảng dạy từ cấp tiểu học như một bộ môn bắt buộc thì chắc chắn trong tương lai chúng ta sẽ có tệp khán giả có trình độ thưởng thức văn hóa nghệ thuật đỉnh cao, và nếu các loại hình nghệ thuật này thực sự được đưa vào giảng dạy thì Bộ TT&TT chắc chắn sẽ vào cuộc để đưa tin tích cực, nhằm quảng bá cái hay cái đẹp của văn hóa nghệ thuật đỉnh cao đến với công chúng.

-Xin cảm ơn NSƯT Đàm Hàn Giang đã chia sẻ!

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.