Con người cần uống 2,0 lít mỗi ngày (khoảng 8 ly nước) để tốt cho sức khỏe |
Ngày nay, tại các thành phố ở Việt Nam hầu hết đã dùng nước máy. Nhiều người băn khoăn có thể uống trực tiếp loại nước này hay không.
PGS.TS Hồ Bá Do, giảng viên cao cấp Học viện Quân y (Hà Nội) cho hay theo tiêu chuẩn Việt Nam ( năm 2009), nước uống được không có chứa vi khuẩn E.coli và Clorofom. Do qua hệ thống dẫn nước đến người tiêu dùng thường không đảm bảo vô khuẩn, chúng ta không thể dùng để uống trực tiếp nước máy. Hành động này dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tiêu hóa như bạch tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc cho gan…
Ở nước ngoài, nước máy có thể uống trực tiếp vì hệ thống lọc đã loại bỏ hết vi khuẩn. Hệ thống khử và dẫn nước đến tận vòi nước đảm bảo vô khuẩn. |
Về thói quen đun sôi nước máy để uống, PGS Do cho biết: “Nước máy phải khử khuẩn bằng Clo. Khi đun sôi nước máy, dưới tác động của nhiệt Clo sẽ biến thành Clorofom, còn gọi là Triclorometan (CHCl3). CHCl3 là một loại thuốc gây mê trong phẫu thuật, đến thế kỷ 20 đã được thay thế bằng Ete. Clorofom có khả năng pháp hủy ozone, gây tổn thương mạch máu, tế bào, hệ thống thần kinh, hệ thống sinh sản, đường ruột, tích tụ nhiều có thể gây ra ung thư”.
PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, cũng cho rằng về mặt lý thuyết, nước đun sôi sẽ không tốt trong trường hợp có chất hữu cơ và dư lượng Clo quá lớn.
Trong nước ngầm thường có chứa metan, khi sục Clo để khử trùng nước sẽ tạo ra metyl clorua (CH2Cl) hoặc diclometan (CH2Cl2). Hai chất này đều không tốt cho cơ thể nhất là hệ tiêu hóa.
“Tuy nhiên, trong thực tế, nước có chất hữu cơ sẽ bị Clo hóa với tốc độ chậm. Khi nước về tới vòi nước của từng gia đình, lượng Clo dư dưới vòi nước sẽ giảm khi đun sôi nên sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe”, PGS.TS Trần Hồng Côn cho hay.
PGS.TS Hồ Bá Do cho biết thêm trong điều kiện không có nước lọc để uống, người dân vẫn có thể dùng nước đun sôi để nguội, không nên sử dụng thường xuyên để hạn chế tác động có hại tới sức khỏe.
Nước máy không thể dùng để uống trực tiếp do chưa đảm bảo vô khuẩn. Ảnh: Rodalesorganiclife. |
Cơ thể bị mất nước bằng các cách khác nhau bao gồm thở, ra mồ hôi, tiêu hóa, hoặc thông qua một vài căn bệnh gây sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Lượng nước đầy đủ cho phép cơ thể bài tiết chất thải qua mồ hôi, tiểu tiện và đại tiện để loại bỏ các độc tố. Thận và gan sử dụng nước để lọc rửa chất thải, giữ cho cơ thể hoạt động đúng, phù hợp.
Nhu cầu nước của mỗi người thay đổi tùy theo tuổi tác, nhiệt độ cơ thể, cân nặng, mức độ vận động, làm việc, thời tiết... Uống nước là cần thiết, nhưng nếu uống quá nhu cầu hoặc sự chịu đựng của cơ thể lại là điều không tốt, đôi khi ngộ độc nước. - Bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp, phù nề bàn chân cần tránh uống quá nhiều nước. - Nếu có bệnh thận, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống thêm nước. - Không nên uống nhiều nước trong khi ăn. Nước sẽ làm loãng dung dịch acid hydrochloric, dịch vị và enzym trong dạ dày, gây chậm tiêu hóa. - Đa số nước có thêm khoáng chất đều có acit acetic và acid này hay làm hư răng. - Uống nhiều nước có thể khiến cho ta phải thức giấc nửa đêm để đi tiểu, gây gián đoạn giấc ngủ. |