Báo động ô nhiễm không khí tại Việt Nam: Nguyên nhân gây tử vong sớm | |
Môi trường sống bị ô nhiễm có thể khiến tinh trùng biến dạng |
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, tình hình ô nhiễm khói bụi ngày càng trở nên trầm trọng do sự phát triển của các ngành công nghiệp sản xuất và công nghiệp chế biến. Theo nguồn tin từ hãng AFP, hiện nay toàn cầu cứ 8 người chết thì sẽ có 1 người là do tình trạng ô nhiễm không khí gây ra. Đây thực sự là một vấn đề đáng báo động mà tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng lên tiếng cảnh báo.
(Ảnh: Báo Tài nguyên và Môi trường) |
Tình trạng ô nhiễm không khí mang đến rất nhiều rủi ro về bệnh tật và tử vong cho người dân. Ước tính năm 2013, Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong có nguyên nhân liên quan đến ô nhiễm không khí. Gây nên thiệt hại về người cũng như thiệt hại về kinh tế, xét ở góc độ kinh tế cá nhân. Nếu tính tổng số người chết do ô nhiễm không khí (năm 2013) rồi quy ra con số thiệt hại về kinh tế thì tương đương với 5 - 7% GDP cả nước. |
Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố báo cáo hiện tượng môi trường quốc gia về không khí. Điều đáng lưu ý nhất trong báo cáo là không khí tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng đang có xu hướng bị ô nhiễm, tăng đáng kể nồng độ khí ôzôn, loại khí gây ra nhiều bệnh về hô hấp.
(Ảnh: PCBVN Co.,Ltd) |
Tại các đô thị này, nếu đo nồng độ khói bụi tại các nút giao thông và công trình xây dựng thì kết quả đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 5 – 6 lần. Trong đó, điều đáng lo ngại nhất là Hà Nội đang đứng trong danh sách những thủ đô bị ô nhiễm không khí nhiều nhất khu vực Đông Nam Á và châu Á.
Cụ thể, theo số liệu của Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường Việt Nam, nồng độ bụi tại nhiều nút giao thông như Kim Liên - Giải Phóng, Phùng Hưng - Hà Đông (Hà Nội), những khu vực đông dân cư thường cao hơn mức cho phép, có lúc cao gấp 7 lần.
(Ảnh: KhoaHoc.tv) |
Một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy, trên địa bàn thành phố Hà Nội có đến 72% hộ gia đình bị mắc các bệnh do ô nhiễm không khí (liên quan đến hô hấp), trong đó quận Hoàng Mai chiếm tỷ lệ cao nhất, 91,4% và thấp nhất là quận Tây Hồ với 55%.
Chỉ trong năm 2012 thế giới có 7 triệu trường hợp tử vong do các bệnh liên qua đến ô nhiễm môi trường, chủ yếu là các bệnh về phổi và tim mạch do không khí bị ô nhiễm. Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho biết, mỗi năm có đến 2 triệu trẻ em tử vong vì các bệnh bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp, trong đó 60% là do ô nhiễm không khí.
(Ảnh: Báo Thanh Niên) |
Ngoài ra, trong một báo cáo khác, WHO cũng đưa ra dự tính mỗi năm có khoảng 3-5% trẻ em trên toàn thế giới sinh ra bị khuyết tật bẩm sinh, mà nguyên nhân chính là do ô nhiễm môi trường.
Tại Việt Nam, tỉ lệ trẻ em bị các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường gia tăng mạnh trong khoảng 20 năm trở lại đây. Chỉ tính riêng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 ở TP. HCM, so sánh số liệu trong 10 năm (1996 và 2005) cho thấy, số trẻ em phải nhập viện điều trị bệnh hen suyễn tăng từ 3.047 trường hợp lên đến 11.491 trường hợp, viêm tai giữa tăng từ 441 lên 1.999 ca, nhiễm khuẩn hô hấp dưới tăng từ 2.727 trường hợp lên 3.772 trường hợp.
(Ảnh: Chuyên Khoa Dạ Dày) |
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, ô nhiễm môi trường có liên quan trực tiếp đến sự gia tăng bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ nhỏ. Để đi đến kết luận này, các nhà khoa học đã phải tiến hành xét nghiệm mẫu máu của 378 trẻ nhỏ 10 tuổi, từ đó phát hiện ra những trẻ sống trong khu vực không khí bị ô nhiễm có nồng độ insulin cao hơn hẳn so với trẻ nhỏ sống ở khu vực ít bị ô nhiễm.
Các nhà nghiên cứu cho biết, chế độ ăn uống không lành mạnh, hoạt động thể chất kém, thường xuyên hút thuốc lá, bị bệnh tăng huyết áp và béo phì là những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ. Tuy nhiên, gần đây các chuyên gia cũng đã xếp ô nhiễm không khí (cả trong nhà và ngoài trời) vào nhóm các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Cụ thể là nó chiếm khoảng 1/3 nguyên nhân gây đột quỵ theo số liệu nghiên cứu của năm 2013.
Giáo sư Valery Feigin, giảng viên Đại học Công nghệ Auckland, New Zealand, người đứng đầu nhóm nghiên cứu này cho biết: “Một kết quả nổi bật trong nghiên cứu của chúng tôi, đó là ô nhiễm không khí chiếm tỷ lệ cao trong các nguyên nhân gây đột quỵ, đặc biệt là ở những nước đang phát triển”.
(Ảnh: Nguoiviet.net.vn) |
Thống kê cho thấy, mỗi năm, trên thế giới có khoảng 15 triệu người bị đột quỵ, trong đó, gần 6 triệu người tử vong và 5 triệu người còn lại bị các di chứng nặng nề (bao gồm mất thị lực hoặc nói ngọng, tê liệt, lú lẫn). Tuy có sự khác biệt rất lớn giữa các quốc gia và khu vực, nhưng những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ đều giống nhau, trong đó bao gồm cả yếu tố ô nhiễm không khí.
Giáo sư Valery Feigin cho biết thêm: “Đột quỵ là nguyên nhân đứng thứ 2 gây tử vong và là nguyên nhân thứ 3 gây khuyết tật trên toàn thế giới. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí nên được ưu tiên trong cuộc chiến chống lại căn bệnh này”.
Ô nhiễm không khí dù ít cũng sẽ ‘tàn phá’ thận | |
Ô nhiễm không khí tại TP.HCM đang ở mức báo động |