'Ở vùng ven Hà Nội, Hoà Bình đang là khu vực tiềm năng nhất để đầu tư bất động sản'

Các chuyên gia cho rằng Hoà Bình với giao thông thuận lợi như cao tốc Hoà Lạc - Hoà Bình, mở rộng QL6, địa hình đẹp với sông và núi, môi trường tốt, không có nhiều khu vực công nghiệp như các tỉnh xung quanh Hà Nội, sẽ thích hợp nhất để phát triển BĐS vùng ven tại miền Bắc.

Cùng với xu thế đô thị hóa, thị trường nổi lên khái niệm “bất động sản vùng ven”, với sự phát triển mạnh mẽ, sôi động, thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà đầu tư, doanh nghiệp. 

Tại tọa đàm "Bất động sản vùng ven và vai trò của dự án động lực" do Báo điện tử Đầu tư tổ chức ngày 26/9, ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) và ông Vũ Quang Đại, Chủ tịch, Tổng giám đốc CTCP Quản lý đầu tư và phát triển dự án Think Tank Việt Nam đều thống nhất rằng, BĐS vùng ven được hiểu là những phân khúc vùng lân cận hoặc giáp ranh với các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng…

Khu vực này có tiềm năng phát triển nhờ không gian rộng mở, khí hậu trong lành và đặc biệt, có sự kết nối về hạ tầng giao thông để người dân ở đô thị dễ dàng, thuận tiện, chủ động trong di chuyển bằng đường bộ (khoảng 1 giờ đổ lại tính từ trung tâm thành phố). 

BĐS vùng ven là nơi "ước đến chốn về" của đại đa số người dân 

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó chủ tịch VARs cho rằng, hiện nay, nhu cầu tìm mua BĐS vùng ven khá lớn, khi ai cũng muốn có điều kiện nghỉ ngơi tốt hơn, đặc biệt với người có thu nhập khá. Sự xuất hiện của một tầng lớp khách hàng có thu nhập tốt cũng chính là tiềm năng của phân khúc này. Bên cạnh đó, mặt bằng giá cơ bản còn thấp cũng giúp cho phân khúc này trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư, các nhà phát triển dự án.

Đồng quan điểm, ông Vũ Quang Đại,Tổng giám đốc CTCP Quản lý đầu tư và phát triển dự án Think Tank Việt Nam bổ sung thêm, BĐS vùng ven là thị trường đã nóng từ nhiều năm nay, đơn giản khi giá nhà trung tâm quá cao, vượt quá thu nhập, người dân không thể mua được một ngôi nhà theo nhu cầu, thì họ có xu hướng tìm mua tại vùng ven.

Còn với nhà đầu tư, việc quan tâm và muốn có ngôi nhà thứ hai là nhu cầu rất lớn. Dưỡi bối cảnh đó, những nhà phát triển thấy được điều này, họ sẽ phát triển và kiến tạo những dự án nằm ở vùng ven.

Dưới góc độ nhà phát triển dự án, ông Đại cho rằng BĐS vùng ven tiềm năng sẽ tính theo phút xe chạy, bán kính không quá một tiếng, giao thông thuận lợi, có không gian vừa ở được, vừa đầu tư được, vừa nghỉ dưỡng được, vừa khai thác cho thuê, có thể là một ngôi nhà cuối tuần, có không gian xanh, với đầy đủ tiện ích,.. Đó là một nơi "ước đến chốn về" của đại đa số người dân bây giờ.

Hiện tại, loại hình này dành cho đối tượng khách hàng từ có thu nhập từ trung bình đến khá, họ có dòng tiền ổn định. Ngoài ra, người trẻ bây giờ cũng rất có nhu cầu đầu tư và cũng có thu nhập rất cao, đối tượng này mong muốn có không gian sống để đầu tư, sống, trải nghiệm và khám phá.

Hoà Bình là khu vực tiềm năng nhất để phát triển BĐS vùng ven

Ở miền bắc, vùng ven Hà Nội có rất nhiều, nhưng không phải chỗ nào cũng hấp dẫn như nhau, tiềm năng chênh lệch nhiều. Về vấn đề này, ông Đại cho biết, do phát triển rất nóng, kéo theo hạ tầng giao thông không theo kịp nên xảy ra tình trạng tắc đường tại nhiều khu vực. Phía tây chưa có nhiều các siêu dự án, trong khi đó còn nhiều dư địa tăng giá trong tương lai, đặc biệt để phát triển du lịch.

"Dưới góc nhìn đơn vị chuyên môn, tôi đánh giá ở miền Bắc đang có Hoà Bình là khu vực tiềm năng nhất. Thứ nhất, vị trí gần Hà Nội, là vùng đệm cho các tỉnh Tây Bắc, giao thông có các tuyến đường lớn chạy, thay vì đi mất hai tiếng như trước kia giờ còn hơn một tiếng. Thứ hai là giá bất động sản đang rất thấp và về hạ tầng, tiềm năng phát triển còn bỏ ngỏ. Ngoài ra, hiện tại các chủ đầu tư lớn bắt đầu có các động thái đầu tư vào Hoà Bình", ông Đại nêu quan điểm.

 TP Hoà Bình nhìn từ trên cao. (Ảnh: Cổng TTĐT Hoà Bình).

Đồng quan điểm, ông Khánh cho rằng, một tỉnh có giao thông thuận lợi như có tuyến cao tốc Hoà Lạc - Hoà Bình, mở rộng QL6 trong tương lai sẽ tăng khả năng kết nối địa phương với thủ đô. Bên cạnh đó, địa hình đẹp có sông và núi, môi trường tốt, khu vực công nghiệp không có nhiều như các tỉnh xung quanh Hà Nội, nên thích hợp cho những người muốn nghỉ ngơi cuối tuần, sở hữu ngôi nhà thứ hai.

Ngoài ra, Hoà Bình chủ trương phát triển du lịch bền vững, dự kiến sẽ có các khu chuyên sâu về du lịch với nhiều danh thắng, cảnh sắc thiên nhiên như Thung Nai, Mai Châu, sông Đà, hồ Hòa Bình, suối nước khoáng Kim Bôi,.. cũng thuận lợi để phát triển BĐS vùng ven.

4 yếu tố cần chú ý để phát triển BĐS vùng ven

Tại toạ đàm, hai chuyên gia cho rằng, ngoài các yếu tố sẵn có về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông, không gian cảnh quan thì sự thiện chí của địa phương và mong muốn phát triển của địa phương là những trợ lực quan trọng để phát triển BĐS vùng ven.

Cụ thể, ông Khánh nhìn nhận, chính quyền nên có cơ chế hỗ trợ những nhà đầu tư. "Địa phương cần chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo niềm tin với nhà đầu tư, tức là khả năng hoàn thành và tiến độ với các công trình hạ tầng, công trình xã hội. Bên cạnh đó, cần có các công trình xã hội, vui chơi giải trí, gọi là “câu chuyện thật hay" để thu hút các nhà đầu tư, cái đó mới chính là cái hấp dẫn", Phó Chủ tịch VARs cho biết. 

Dưới góc nhìn của nhà phát triển dự án, ông Đại nêu ý kiến, mỗi địa phương thường có một dự án tiêu điểm để dẫn dắt BĐS toàn khu vực, cứ nhắc đến một dự án là có thể biết ngay đến địa phương đó. Các dự án này quy mô trên 100 ha mới đủ không gian để các nhà đầu tư xây dựng theo một chuẩn mực, thứ hai là vị trí dự án phải thuận lợi, giảm sự bên tông hoá.

Ngoài ra, bên cạnh các yếu tố môi trường, vị trí địa lý, thì cơ chế chính sách của địa phương và khâu pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng. "Trợ lực từ địa phương trong vấn đề pháp lý tạo ra sự tự tin và yên tâm cho doanh nghiệp khi đầu tư vào các tỉnh, bởi còn liên quan đến tốc độ, thời gian triển khai dự án. Đơn cử khi chính sách thông thoáng thì một dự án hai năm là xong, còn một dự án chậm hơn có thể mất đến 5 năm, 7 năm, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của nhà đầu tư", ông Đại cho biết.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.