Sáng 20/3, phiên xử sơ thẩm vụ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) mất 800 tỷ khi góp vốn vào Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank), Hà Văn Thắm - cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank - xuất hiện với tư cách người làm chứng.
Theo lời ông Thắm, nhu cầu tăng vốn điều lệ của nhà băng này bắt đầu từ đầu năm 2008.
Nói về báo cáo của ông Nguyễn Ngọc Sự (Phó tổng giám đốc PVN) trong đó có phần phân tích liên quan đến yếu kém của Oceanbank, Hà Văn Thắm cho rằng lúc đó Oceanbank chỉ có 1.000 tỷ đồng vốn điều lệ. Đây là định mức vốn tối thiểu mà Oceanbank có, dẫn đến việc các chuyên viên trong ban trù bị Hồng Việt đã đánh giá Ngân hàng Đại Dương lúc đó yếu kém.
Hơn nữa, thời điểm trước 2010, Oceanbank đã niêm yết trên sàn chứng khoán và công khai các báo cáo tài chính trên mạng. Ban trù bị đã lên mạng lấy và làm chứ không tiếp xúc một cách chính thức.
Để giải quyết tình trạng này, nếu Tập đoàn dầu khí và cổ đông khác tăng vốn lên 2.000 tỷ thì Ngân hàng Đại Dương sẽ giải quyết được nhiều vấn đề.
Hà Văn Thắm (áo kẻ xanh) tại phiên xử ngày 19/3. Ảnh: P.Đ. |
Hà Văn Thắm nói trong quá trình thỏa thuận, ông Nguyễn Mạnh Hà (chuyên viên ban trù bị Hồng Việt) đã đưa cho ông ta xem bản mẫu thỏa thuận góp vốn. "Theo tôi biết thì bản này trước đó PVN đã sử dụng với Ngân hàng Pacific nhưng không thành công", người đang mang bản án chung thân khai.
Trả lời thẩm vấn luật sư, Hà Văn Thắm nói đã gặp và được bị cáo Đinh La Thăng nói rõ 2 vấn đề tiên quyết.
"Nếu muốn kiếm lời thì phải kiếm lời từ sự hợp tác với Tập đoàn Dầu khí chứ không thể đi bán cổ phiếu giá cao hơn một nửa. Đó là vấn đề tiên quyết thứ nhất”, Hà Văn Thắm nói và cho biết vấn đề thứ 2, Ngân hàng Đại Dương phải tiếp nhận cán bộ công nhân viên và cơ sở vật chất của ban trù bị Hồng Việt.
Hà Văn Thắm cũng khai, bị cáo Đinh La Thăng nói phải ký văn bản đó để làm căn cứ báo cáo cổ đông và HĐQT. Đây cũng là cách để PVN làm căn cứ báo cáo HĐQT và trình Thủ tướng.
Lý giải về việc chấp nhận phần góp vốn của PVN, Hà Văn Thắm nói ông đã xin ý kiến của HĐQT tại đại hội cổ đông. Lúc đó, Oceanbank đang rất cần cổ đông chiến lược như PVN, thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên nên việc ký kết diễn ra nhanh chóng.
"Đây có thể được coi là một quyết định quan trọng, đã giúp Oceanbank phát triển những năm sau đó", cựu Chủ tịch Oceanbank đánh giá.
Tiếp tục trả lời thẩm vấn của luật sư, Hà Văn Thắm nói rằng sau khi nghe đại diện VKS công bố kết luận thanh tra giai đoạn 2012 liên quan đến việc Oceanbank có thể bị lỗ vốn, ông ta cho rằng lúc đó, thanh tra căn cứ theo tiêu chuẩn của một số nước trên thế giới áp dụng, chưa có Việt Nam.
"Đó chỉ là khuyến cáo của cơ quan thanh tra đối với ngân hàng Oceanbank", Hà Văn Thắm khai.
Khi được hỏi về việc PVN góp vốn, Hà Văn Thắm khai trước tòa, ông từng nghe về việc có chỉ thị cho Tập đoàn Dầu khí bán vốn nhưng phải đúng quy định và đảm bảo lợi nhuận cao nhất cho tập đoàn. Sau đó, Ngân hàng Nhà nước đề nghị nên giao lại cho đơn vị này, không nên bán ra ngoài. Tuy nhiên, văn bản liên quan đến việc Ngân hàng Nhà nước đã được thu hồi ngay sau đó.
Trước câu hỏi của luật sư về nguyên nhân để Ngân hàng Nhà nước mua lại Oceanbank với giá 0 đồng, Hà Văn Thắm nói đó là do quyết định mua 0 đồng đã được TAND Hà Nội yêu cầu xem xét.
"Theo tôi, việc mua 0 đồng hay không, cần phải xem bản chất ngân hàng Oceanbank có yếu kém hay không", Hà Văn Thắm lý giải và cho biết các kết quả được dựa trên kết luận thanh tra năm 2014. Thắm nói trên thực tế, Oceanbank đã báo cáo Ngân hàng Nhà nước về việc đơn vị đã thu được 8.000 tỷ so với chỉ tiêu 14.000 tỷ cần có để tính hệ số.
Trong vụ án trước, khi phía Oceanbank yêu cầu phải được nhận lại 20 tỷ mà Ninh Văn Quỳnh và Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt, nếu số tiền này được giao cho Oceanbank thì sẽ không còn tội Tham ô của Nguyễn Xuân Sơn.
"Nếu HĐXX tuyên theo đề nghị của Ngân hàng Đại Dương thì bản án trước sẽ không còn tội Tham ô của anh Sơn nữa", Hà Văn Thắm kết thúc phần trả lời xét hỏi.
Trước đó, liên quan vụ án xảy ra tại Oceanbank, ngày 29/9/2017, TAND Hà Nội đã tuyên Hà Văn Thắm án chung thân về các tội Tham ô tài sản, Cố ý làm trái, Lạm dụng chức vụ và Vi phạm quy định về cho vay.
Người bịa đặt tin Phó Bí thư Thanh Hóa có 'bồ nhí' có thể bị xử lý thế nào?
Nếu tính chất và mức độ của hành vi bịa đặt là nghiêm trọng và có đủ căn cứ thì hành vi này sẽ bị ... |
Pháp luật 23:35 | 06/05/2018
Pháp luật 12:58 | 16/04/2018
Pháp luật 04:43 | 11/04/2018
Pháp luật 15:50 | 06/04/2018
Pháp luật 09:31 | 02/04/2018
Pháp luật 07:20 | 02/04/2018
Pháp luật 05:13 | 02/04/2018
Pháp luật 00:14 | 30/03/2018