Quyết định bất thường này đã đẩy tiến tình đàm phán kéo dài sang ngày thứ hai sau 3 tiếng thảo luận.
Một nguồn tin nội bộ cho biết Nga và Kazakhstan ủng hộ việc nâng sản lượng trong khi Iraq, Nigeria và các tiểu vương quốc Arab muốn giữ nguyên mức sản lượng hiện tại.
Hôm 3/11, Tổng Thư kí OPEC ông Mohammad Barkindo cảnh báo một số chuyên gia OPEC đang hạ thấp rủi ro mà thị trường dầu mỏ đang phải đối mặt.
Hôm 5/1, Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi ông Abdulaziz bin Salman cho rằng OPEC nên cẩn trọng mặc dù thị trường đang diễn biến theo chiều hướng tích cực bởi nhu cầu dầu thô đang bị đe dọa bởi dịch Covid-19 khó đoán định.
“Tại nhiều quốc gia trên thế giới, số ca nhiễm đang ngày một tăng, tạo ra làn sóng phong tỏa hoặc giãn cách xã hội. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phục hồi kinh tế”, ông nói.
Với giá dầu Brent giữ ở trên mức 50 USD/thùng, OPEC chớp cơ hội tăng sản lượng 500.000 thùng/ngày trong tháng 1.
Các nước thành viên OPEC đã giảm sản lượng khai thác kể từ tháng 1/2017 với mức giảm kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày vào giữa năm 2020 do dịch Covid-19 khiến nhu cầu cầu thấp.
Nhà phân tích Bjornar Tonhaugen thuộc công ty Rystad Energy nhận định: “Theo kế hoạch kiểm soát sản lượng dầu hiện tại, nguồn cung có thể dư thừa trong khoảng thời gian 2 – 4/2021, trước khi nhu cầu phục hồi từ tháng Năm trở đi. Do đó, chuyên gia này nhận định việc OPEC quyết định không tăng sản lượng dầu sẽ giữ lượng dư cung ở mức có thể kiểm soát được”.