Parkson rút khỏi Việt Nam: Nhiều bài học cho thị trường BĐS bán lẻ

Theo đại diện Savills Việt Nam, việc Parkson rút khỏi Việt Nam sau 18 năm hoạt động không phải là điều quá bất ngờ mà phản ánh đúng tình của thị trường bán lẻ hiện tại.

Parkson từng là khu TTTM sầm uất tại Việt Nam. (Ảnh: Parkson Vietnam)

Mới đây, nhà vận hành khối đế bán lẻ Parkson đã chính thức rút khỏi thị trường Việt Nam sau 18 năm kinh doanh phát triển tại đây. Nhìn nhận về câu chuyện này, bà Trần Phạm Phương Quyên, Quản lý Bộ phận Cho thuê Bán lẻ Savills Việt Nam cho rằng, mô hình kinh doanh của Parkson hay còn gọi là department store đã thể hiện sự thiếu hiệu quả của mình tại thị trường Việt Nam từ cách đây gần 10 năm.

“Quyết định này của Parkson không phải là điều quá bất ngờ mà phản ánh đúng tình của thị trường bán lẻ hiện tại. Cụ thể, các dự án trung tâm thương mại lúc này không còn quá ưu tiên cho thuê đến các diện tích lớn. Thay vào đó, họ ưu tiên chào thuê đến nhiều sự đa dạng ngành hàng, cung cấp đa dạng trải nghiệm mua sắm cho người tiêu dùng tại Việt Nam hơn”, bà Phương Quyên phân tích. 

Vị chuyên gia của Savills cho biết thêm, những thói quen mua sắm mới ngày càng tác động rõ rệt đến hiệu quả kinh doanh của các thương hiệu, điều này khiến các trung tâm thương mại phải xây dựng chiến lược phát triển dài hơi, lên kế hoạch 3-5 năm để tiếp cải tiến mặt bằng hiện hữu, đón chào những thương hiệu quốc tế mới gia nhập vào Việt Nam. Khi một TTTM có thương hiệu nổi tiếng mới sẽ tạo ra sức hút và đặc trưng riêng, khiến cho dự án của mình khác biệt so với các đối thủ trong khu vực.

Trong khi đó, bà Marie Hickey, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Bất động sản Thương mại Savills UK khẳng định việc các không gian bán lẻ đang chuyển mình từ cửa hàng truyền thống sang một không gian để khách hàng trải nghiệm nhiều hơn. Trong bối cảnh số hóa như hiện nay, vai trò của các cửa hàng vật lý đang được những thương hiệu định vị lại thành điểm đến kết hợp giữa mua sắm, thư giãn và giải trí.  

Để liên tục nắm bắt những thay đổi mới mẻ này, bà Trần Phạm Phương Quyên cho biết các thương hiệu bán lẻ và chủ nhà nên hợp tác với những đơn vị đại diện uy tín, giúp tối ưu hiệu quả đầu tư. 

Theo bà, các thương hiệu cũng như các chủ nhà có thể đưa ra quyết định đầu tư, chiến lược phù hợp với bối cảnh thị trường thông qua việc sử dụng Dịch vụ Đại diện Chủ đầu tư (Landlord Representative Service) với chức năng giúp chủ trung tâm thương mại cập nhật liên tục những biến động của thị trường, từ đó áp dụng mô hình cho thuê mới nhất và giữ được sức sống cho dự án của mình.

Cùng với đó là Dịch vụ Đại diện Khách thuê (Tenant Representative Service) nhằm tư vấn vị trí thuê mặt bằng phù hợp ở góc độ thương mại, đồng thời tránh rủi ro pháp lý khi làm việc với các chủ nhà.

Cũng theo đánh giá của Savills Việt Nam, các xu hướng phong cách sống mới, sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ, nhóm khách hàng thế hệ GenZ hay bối cảnh lạm phát hậu Covid-19 cũng đang tác động không nhỏ đến bất động sản bán lẻ truyền thống. Các nhà bán lẻ và chủ đầu tư TTTM tại Việt Nam đang trong giai đoạn thích nghi với những thay đổi mạnh mẽ này và xây dựng các kế hoạch kinh doanh dài hạn hơn.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.