PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn: 'Người bị bệnh hen phế quản nên mang theo thuốc cắt cơn ho'

Hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn) là một bệnh mãn tính đường hô hấp gây viêm và làm hẹp đường thở dẫn đến tình trạng thở khò khè, tức ngực và ho. Hiện nay, bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng và tỷ lệ tử vong còn khá cao.
 
pgsts nguyen van doan nguoi bi benh hen phe quan nen mang theo thuoc cat con ho Phụ nữ mang thai ăn nhiều rau xanh có thể giúp trẻ tránh khỏi bệnh hen suyễn
pgsts nguyen van doan nguoi bi benh hen phe quan nen mang theo thuoc cat con ho Lá chanh có thể hỗ trợ điều trị bệnh hen phế quản

Những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, Nguyên Giám đốc Trung tâm Dị ứng Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai sẽ giúp độc giả hiểu đầy rõ hơn về bệnh hen phế quản cũng như những hậu quả mà nó gây ra.

pgsts nguyen van doan nguoi bi benh hen phe quan nen mang theo thuoc cat con ho
PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, Nguyên Giám đốc Trung tâm Dị ứng Miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai.

- Hiện nay, tình trạng bệnh hen phế quản ở nước ta đang diễn ra như thế nào thưa PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn?

Tình trạng bệnh hen phế quản của nước ta hiện nay có xu thế ngày càng tăng. Đối với trẻ em tăng 3 – 5%, người lớn cũng tăng. Tình trạng khò khè của trẻ em trong bệnh viện và cộng đồng tăng 7 – 14%.

- Những triệu chứng của bệnh hen phế quản là gì?

Bệnh hen phế quả có 4 triệu chứng. Đầu tiên là ho: ho khan, ho từng tiếng một, rất khác với nhiều bệnh khác như ho viêm thanh quản, tiếng ho ông ổng kèm theo sốt; ho lao thì ho nông, có sốt về buổi chiều, ho khạc ra máu, người có gầy sút.

Thứ 2, là khò khè. Dấu hiệu khò khè là tiếng rít làm cho bệnh nhân khi nói tiếng rè hơn.

Thứ 3 là tức ngực, hay nặng ngực. Người bệnh có cảm giác như có vật gì chèn lên ngực, khi mặc áo chật cảm thấy khó thở.

Thứ 4 là khó thở ngắn, khó thở về rặn hơi ra để thở làm cho bệnh nhân rất khó chịu.

Nếu có 1 trong 4 dấu hiệu đó trở lên thường xuyên tái diễn, hoặc cả 4 dấu hiệu trên thì có thể nói người đó bị hen phế quản.

pgsts nguyen van doan nguoi bi benh hen phe quan nen mang theo thuoc cat con ho
(Ảnh: atlantaent)

- Sau khi phát hiện hen phế quản, người bệnh cần có cách xử trí như thế nào?

Nếu gặp trường hợp người bệnh bị hen phế quản hay có cơn khó thở cấp thì phải xử lý như sau:

Thông thường để điều trị hen phế quản có 2 loại thuốc, thứ nhất là thuốc cắt cơn, thứ 2 là thuốc điều trị kéo dài để duy trì.

Thứ nhất, khi gặp những cơn hen cấp thì phải tiến hành dùng thuốc, cắt cơn ngay lập tức. Trong giờ đầu 3 lần, mỗi lần 2 – 4 nhát xịt, tùy theo tình hình đó mà có cách xử trí tiếp theo. Nếu tình trạng nặng thì phải cố gắng đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Biện pháp thứ 2 là dùng thuốc duy trì, khi bệnh nhân đã đỡ rồi thì tiếp tục dùng thuốc duy trì. Đó là thuốc corticoid dạng xịt định liều, thuốc theophylin tác dụng chậm. Từ 3 – 6 tháng dùng thuốc hiệu quả tốt, khi các dấu hiệu bệnh giảm đi thì giảm liều thuốc dùng.

Với lịch trình như vậy chúng ta có thể quản lý được tốt bệnh hen. Khi các cơn hen cấp trước đó đã được xử lý thì việc điều trị duy trì sẽ đem lại kết quả tốt.

- Bệnh hen phế quản nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến thế nào đến bản thân người bệnh và gia đình họ?

Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời thì người bệnh ngày càng bị nặng lên, cơn hen cấp có khi không phải 1 tháng/1 lần mà là 1 tuần/1 lần. Khi bị hen phế quản, chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm, không hoạt động mạnh, không ngủ được. Người bệnh bị suy hô hấp mãn tính, gây ra tình trạng sụt cân, ho, khó thở, có thể lên cơn hen cấp nặng và thậm chí là tử vong.

Người bị hen phế quản cũng làm ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. Gánh nặng của bệnh hen bằng gánh nặng kinh tế của lao và HIV cộng lại. Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì sẽ giảm bớt được gánh nặng rất lớn cho xã hội, bản thân và gia đình.

- Những người bị bệnh hen phế quản cần phải lưu ý những gì trong quá trình điều trị bệnh?

Những người mắc hen sau khi đã được thầy thuốc chẩn đoán thì đi công tác hay đi du lịch luôn phải mang theo thuốc cắt cơn ho. Những thuốc này phải có sự tư vấn của bác sĩ. Nếu có thuốc cắt cơn thì cơn hen sẽ giảm bớt và không phải trả một cái giá quá đắt khi không có thuốc cắt cơn mang theo.

Khi xuất hiện những cơn khó thở, thấy dấu hiệu của cơn hen thì lập tức sử dụng ngay thuốc xịt.

Những người xung quanh không nên xúm vào vì như vậy sẽ khiến bệnh nhân lo lắng và gây sự ô nhiễm. Nếu có điều kiện vận chuyển thì phải giúp đỡ đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

- Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh hen, vậy các bậc cha mẹ cần làm gì để phòng tránh bệnh này cho con em mình?

Nhiễm trùng đường hô hấp là yếu tố khởi phát cơn hen, nếu trẻ có miễn dịch tốt, có dinh dưỡng tốt thì sẽ giảm được tần suất nhiễm trùng. Để phòng tránh hen cho trẻ trước hết phải cho trẻ bú sữa mẹ. Khi bú sữa mẹ trẻ sẽ tránh được nhiễm trùng trong hệ miễn dịch.

Đối với trẻ em đang trong độ tuổi phát triển nên phòng tránh những thức ăn gây dị ứng nhưng cũng không nên tránh quá mức. Ngoài ra, nên tạo bầu không khí trong lành, thoải mái cho trẻ. Hiện nay, có rất nhiều hộ gia đình sử dụng điều hòa. Nhiều khi cha mẹ không thay màng lọc điều hòa khiến cho bụi ở trong màng lọc đó trở thành yếu tố gây khởi phát cơn hen, vì vậy cần thường xuyên vệ sinh để có một nơi ở an toàn cho trẻ.

pgsts nguyen van doan nguoi bi benh hen phe quan nen mang theo thuoc cat con ho Hen phế quản, căn bệnh gây chết người chỉ đứng sau ung thư
pgsts nguyen van doan nguoi bi benh hen phe quan nen mang theo thuoc cat con ho Hen phế quản không phải bệnh lây nhiễm như nhiều người vẫn nghĩ
pgsts nguyen van doan nguoi bi benh hen phe quan nen mang theo thuoc cat con ho Những điều cần biết về bệnh hen ở trẻ em
chọn
[Photostory] Vị trí khu đô thị 72.000 tỷ đồng đang tìm chủ tại Biên Hòa
Khu đô thị Hiệp Hòa có vị trí thuộc phường Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, quy mô quy hoạch khoảng 293 ha, với tổng mức đầu tư hơn 72.000 tỷ đồng.