Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỉ đồng

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2673/QĐ-UBND về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2.

Dự án cầu Vĩnh Tuy thứ hai (cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2) nhằm hoàn thiện toàn bộ đường vành đai 2 của TP Hà Nội, tăng cường lưu thông giữa hai bờ sông Hồng; đáp ứng nhu cầu vận tải tăng nhanh giữa trung tâm thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc. Dự án cũng tạo tiền đề hình thành chuỗi đô thị phía bắc thủ đô.

Đây là dự án nhóm A, TP giao chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội.

Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỉ đồng - Ảnh 1.

(Ảnh: Dân trí)

Theo báo cáo nghiên cứu khả thi, cầu Vĩnh Tuy - Giai đoạn 2 được xây dựng về phía hạ lưu song song cầu giai đoạn 1, tim cầu giai đoạn 2 nằm song song và cách tim cầu giai đoạn 1 về phía hạ lưu sông Hồng 21,25m với hình dáng tương tự cầu giai đoạn 1.

Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 3.473m (61 nhịp). Điểm đầu tại Km0+840 (giao với đường Nguyễn Khoái và đường Minh Khai), điểm cuối Km4+312,62 (giao với đường Long Biên - Thạch Bàn, đường cổ Linh). Mặt cắt ngang cầu 19,25m (4 làn xe). Chiều cao tĩnh không 11m.

Các công trình phụ trợ khác của dự án còn có: Đường công vụ, mô nhô, cầu phao, bãi tập kết vật liệu, bãi thi công dầm super T, trạm trộn, đường dây, trạm biên áp...; thảm lại và tổ chức giao thông của cầu Vĩnh Tuy - Giai đoạn 1 để phù hợp vói công tác tổ chức giao thông sau khi hoàn thành toàn bộ cầu Vĩnh Tuy gồm cả hai giai đoạn.

Tổng mức đầu tư xây dựng là hơn 2.500 tỉ đồng, nguồn vốn từ ngân sách TP Hà Nội. Thời gian thực hiện dự án 2020 - 2022.

chọn
Lượng giao dịch nhà liền thổ phía bắc tăng theo tin sáp nhập
Ghi nhận của Avision Young, sau giai đoạn trầm lắng kéo dài từ giữa năm 2022 đến 2023, thị trường nhà liền thổ đã có sự phục hồi mạnh từ giữa năm 2024 và lan rộng ra các tỉnh phía Bắc. Các yếu tố quy hoạch, sáp nhập tỉnh và sự trở lại của giới đầu cơ khiến giao dịch gia tăng đáng kể tại Hưng Yên, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nam, Bắc Ninh.