Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê chiều 26/1: 'Nóng' về đề nghị thu hồi thiệt hại 6.126 tỷ đồng

Chiều 26/1, Phiên tòa xét xử đại án Phạm Công Danh, Trầm bê và 44 đồng phạm  tiếp tục với phần phát biểu quan điểm của các luật sư bảo vệ quyền lợi cho một số đại gia liên quan trong đại án này.
live phien toa xet xu pham cong danh tram be chieu 261 luat su cua hua thi phan trinh bay quan diem
Bị cáo Phạm Công Danh và các đồng phạm tại tòa

Trước đó, trong phiên tòa sáng cùng ngày, HĐXX cho phép các luật sư bào chữa cho các bị cáo nguyên là lãnh đạo của BIDV chi nhánh Gia Định. Theo đó, luật sư bào chữa cho bị cáo Hoàng Long Hà (nguyên PGĐ BIDV Chi nhánh Gia Định) cho rằng, bị cáo Hà không biết ông Trần Hiệp (GĐ Công ty Phong Hiệp) là Thành viên HĐQT VNCB. Ngoài ra, BIDV chi nhánh Gia Định cho công ty Phong Hiệp vay vốn là đại diện cho 1 tập thể chứ không phải cho các nhân ông Hiệp vay nên không vi phạm quy định cho vay.

Luật sư cho rằng, bị cáo Hà không phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, không đồng phạm với Phạm Công Danh.

Thực hành quyền tự bào chữa tại tòa, bị cáo Hoàng Long Hà xin HĐXX xem xét nhiều vấn đề, đó là xem xét hành vi của bị cáo có cố tình hay không, có lặp đi lặp lại hay không, có cố tình, nghiêm trọng hay không.

"Trong quá trình làm việc, cụ thể là xem xét hồ sơ cho vay của các công ty được Phạm Công Danh giới thiệu vay vốn, sai sót nếu có thì là do lỗi tác nghiệp, là tai nạn nghề nghiệp thôi chứ không phải phạm tội Cố ý làm trái…”, bị cáo Hoàng Long Hà trình bày.

Tương tự, luật sư bào chữa cho Đặng Ngọc Sơn (nguyên trưởng phòng khách hàng 1 BIDV chi nhánh Gia Định ) cho rằng Sơn không cố ý làm trái, không đồng phạm với Phạm Công Danh.

Cũng trong phiên tòa sáng nay, đại diện 3 ngân hàng liên quan cũng phát biểu quan điểm của mình. Đại diện CB cho rằng cần phải thu hồi 6.126 tỷ đồng là khoản tiền được xác định thiệt hại của vụ án, trả lại cho CB.

Tuy nhiên, đại diện TPBank và Sacombank không đồng quan điểm này. Theo đó, đại diện 2 ngân hàng này cho rằng việc thu hồi là không có căn cứ, bởi thời điểm cho vay, thời điểm tất toán các khoản vay đều diễn ra trước thời điểm xảy ra vụ án. Ngoài ra, việc xét duyệt cho vay của 2 ngân hàng cũng đúng theo luật các Tổ chức tín dụng và pháp luật nhà nước.

live phien toa xet xu pham cong danh tram be chieu 261 luat su cua hua thi phan trinh bay quan diem Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê sáng 26/1: Luật sư đề nghị HĐXX xem xét hình phạt cho các bị cáo

Sáng 26/1, các luật sư trong vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 tiếp tục phần bào chữa của mình, đề nghị HĐXX xem ...

17:15 17:03 16:58 16:57 16:27 15:48 15:33 15:05 15:03 14:45 14:30 14:12
17:15

Phiên tòa kết thúc

17:03

Chúng tôi hoàn toàn đồng thuận với nội dung đề nghị của Đại diện Viện kiểm sát về trách nhiệm dân sự trong việc:

- Thu hồi 6.126.839.273.721 đồng từ 3 ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV và trách nhiệm liên đới bồi hoàn 6.126.839.273.721 đồng lại cho 3 ngân hàng này của ông Danh và Tập đoàn Thiên Thanh để khắc phục hậu quả thiệt hại đã xảy ra tại Ngân hàng Xây Dựng.

- Không thu hồi số tiền 600 tỷ đồng ông Phạm Công Danh đã chuyển vào Ngân hàng Xây Dựng trong ngày 03/6/2013 và ngày 28/6/2013 để trả nợ cho các hợp đồng tín dụng của nhóm Phú Mỹ thông qua tài khoản phong tỏa 040.301.00.06666 của bà Hứa Thị Phấn theo Phương án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín (nay là Ngân hàng Xây Dựng) đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận là phù hợp với yêu cầu của Ngân hàng Xây Dựng và hợp lý hợp tình, hoàn toàn có căn cứ.

Theo luật sư, ngân hàng Xây Dựng và ông Phạm Công Danh, Tập đoàn Thiên Thanh mới là người thụ hưởng cuối cùng số tiền 600 tỷ đồng. 600 tỷ đồng mà Phạm Công Danh chuyển vào TK phong tỏa 06666 của bà Hứa Thị Phấn không phải là “Vật chứng” của Vụ án để thu hồi, xử lý.

Ngoài ra, số tiền 600 tỷ đồng không phải “Tiền do phạm tội mà có”. Số tiền TPBank giải ngân cho 11 công ty, trong đó có 4 công ty liên quan đến số tiền 600 tỷ là nguồn tiền độc lập của TPBank và việc TPBank cho 11 công ty vay không phải là hành vi vi phạm pháp luật vì không có thiệt hại nên không cấu thành tội Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Do vậy, không có căn cứ để xác định số tiền 600 tỷ đồng là “tiền do phạm tội mà có” để thu hồi.

Nếu thu hồi số tiền 600 tỷ đồng từ bà Phấn thì việc thi hành án không khả thi do hiện trạng sức khỏe của bà Phấn.

Với hiện trạng sức khỏe đã mất khả năng lao động, mọi sinh hoạt thiết yếu hàng ngày của bà Phấn đề phụ thuộc hoàn toàn vào người khác và thiết bị y tế hỗ trợ bà Phấn không có khả năng để lao động tạo thu nhập.

Hiện nay bà Phấn không còn tài sản nào.

Luật sư đặt ra vấn đề: Nếu thu hồi số tiền 600 tỷ đồng từ bà Phấn do ông Danh đã chuyển vào Ngân hàng Xây Dựng để thanh toán nợ cho 10 khoản vay theo Phương án tái cơ cấu thông qua tài khoản phong tỏa tài khoản của bà Phấn ngày 03/6/2013 và ngày 28/6/2013, thì bà Phấn vừa phải trả nợ cho Ngân hàng Xây Dựng đối với 10 khoản vay 2 lần vừa phải bán hơn 84% cổ phần ngân hàng và 4 nhóm tài sản khác cho Tập đoàn Thiên Thanh với giá 0 đồng. Để sau đó Tập đoàn Thiên Thanh tiếp tục bán lại toàn bộ các tài sản này cho Ngân hàng Nhà nước với giá 0 đồng. Cuối cùng người bị thiệt hại vì mất toàn bộ tài sản chính là bà Phấn.

HĐXX cho biết, đến giờ này tất cả những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án đã trình bày xong phần bào chữa cho mình. Chỉ còn duy nhất luật sư bào chữa cho BIDV bận việc nên không có mặt, ngày mai luật sư sẽ trình bày phần bảo vệ đối với BIDV.

16:58

Luật sư trình bày, 8 cá nhân liên quan đến việc sử dụng số tiền 600 tỷ đồng không được triệu tập tham gia phiên tòa: Theo Phương án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín của nhóm cổ đông mới là Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh theo đó để được sở hữu trên 84% cổ phần Ngân hàng Đại Tín và 4 nhóm tài sản được đảm bảo cho 29 khoản vay của nhóm Phú Mỹ (gồm 09 ha đất thuộc Quy hoạch Khu đô thị Quận 2; 24,56 ha đất thuộc Quy hoạch Khu đô thị Nhà Bè; 85 triệu cổ phần Công ty Chứng khoán Đại Việt tương đương 85 tỷ đồng mệnh giá gốc và 27 triệu cổ phần Công ty Bảo hiểm Hùng Vương tương đương 27 tỷ đồng mệnh giá gốc), Tập đoàn Thiên Thanh phải thanh toán cho nhóm Phú Mỹ số tiền hơn 4.620 tỷ đồng.

Nhưng, toàn bộ số tiền 4.620 tỷ đồng này Tập đoàn Thiên Thanh không thanh toán cho nhóm Phú Mỹ hay cá nhân bà Phấn, mà Tập đoàn Thiên Thanh phải chuyển vào Ngân hàng Đại Tín để tất toán dư nợ gốc (kể cả lãi phát sinh, nếu có) của 29 khoản vay là hơn 3.600 tỷ đồng và khoản đầu tư hơn tròn 1.000 tỷ đồng thông qua tài khoản của bà Hứa Thị Phấn.

Chúng tôi cũng có suy nghĩ rằng, bà Phấn không được cơ quan điều tra lấy lời khai vì số tiền 600 tỷ đồng có liên quan này đã được ông Danh sử dụng trả cho khoản tiền liên quan đến Tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín (nay là Ngân hàng Xây Dựng) mà Tập đoàn Thiên Thanh đã trình Phương án lên Ngân hàng Nhà nước và đã được cho phép thực hiện.

Do đó, việc không lấy lời khai của Bà Phấn vì bà Phấn không còn quyền và nghĩa vụ đến Ngân hàng Đại Tín (nay là Ngân hàng Xây Dựng) là phù hợp với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, cũng phù hợp với lời trình bày của Ngân hàng Nhà nước – đại diện bởi Đặng Văn Thảo tại phiên tòa là: Khi tái cơ cấu ngân hàng, chủ mới nhận thì kèm theo cả quyền và nghĩa vụ.

Các giao dịch giữa ông Phạm Công Danh (Tập đoàn Thiên Thanh), bà Hứa Thị Phấn, Ngân hàng Xây Dựng liên quan đến tái cơ cấu Ngân hàng Xây Dựng không thể khôi phục bằng vụ kiện khác vì các giao dịch này đã được thay thế bởi giao dịch mua lại 0 đồng của Ngân hàng Nhà nước.

16:57

Luật sư bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp cho bà Hứa Thị Phấn

Trước đó, VKS đã đề nghị thu hồi số tiền hơn 6.126 tỷ cảu 3 ngân hang, buộc Phạm Công Danh và tập đoàn Thiên Thanh phải liên đới bồi thường. Không đề nghị số tiền Phạm Công Danh đã chuyển vào VNCB và chuyển vào tài khoản của nhóm nợ Phú Mỹ thông qua bà Phấn về việc tái cơ cấu.

Sau đó, các luật sư của Phạm Công Danh đã nêu vấn đề bà Phấn phải có trách nhiệm và cho rằng bà Phấn đã lừa bán ngân hàng cho ông Danh gây ra hậu quả.

Từ khi khởi tố vụ án, đến khi diễn ra phiên tòa, bà Phấn không được lấy bất cứ lời khai nào liên quan đến số tiền mà ông Danh đã chuyển.

8 người trong nhóm cổ đông của bà Phấn đã ủy quyền cho bà Phấn, những người này liên quan số tiền 600 tỷ nhưng cũng chưa được lấy lời khai.

Khi ông Danh vay tiền ở TPbank và chuyển vào 600 tỷ, trong khi đó tài khoản của ông Danh đã có sẵn 103 tỷ. Mong HĐXX xem xét về khoản tiền này.

16:27

Đại diện công ty TNHH tập đoàn Thiên Thanh - ông Phạm Công Trung

Ông Trung cho biết, ông điều hành tập đoàn Thiên Thanh từ 11/2014. Mong HĐXX, VKS xem xét cho 12 đại diện của 12 công ty có vi phạm. "Trong quá trình làm tại tập đoàn Thiên Thanh, tôi thấy 12 bị cáo chấp hành tốt pháp luật trong quá trình điều tra", ông Trung nói.

Ông cho biết thêm: "Tôi là người gần gũi và có trách nhiệm tinh thần đối với các bị cáo. Mong HĐXX xem xét hoàn cảnh, thân nhân của các bị cáo vì họ đã nhận ra lỗi sai của mình. Mong HĐXX xem xét về khoản tiền mà cổ đông tập đoàn Thiên Thanh đã góp vào tăng vốn điều lệ".

15:48

Phiên tòa nghỉ giải lao

15:33

Luật sư Trương Công Đức

Đề nghị thu hồi thiệt hại 6.126 tỷ đồng của VKS đối với 3 ngân hàng là không có căn cứ pháp lý, chỉ nêu theo yêu cầu của VKSND Tối cao: điều này không rõ ráng, không phù hợp.

Đại diện VKS không căn cứ vào kết luận điều tra, bản luận tội của VKS không đề cập đến bản kết luận của cơ quan điều tra đã công bố tại tòa, không căn cứ vào kết luận giám định của NHNN.

Luật sư Đức cho biết, ngày hôm qua Hiệp hội Ngân hàng VN cũng đã có kiến nghị lên TAND TP HCM và Thủ tướng chính phủ phản ánh về vệc thu hồi 6.126 tỷ của 3 ngân hàng. Luật sư yêu cầu HĐXX xem xét, bác bỏ đề nghị của CB và VKS về việc thu hôi này.

Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị về việc thu hồi 6.126 tỷ vụ Phạm Công Danh Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị về việc thu hồi 6.126 tỷ vụ Phạm Công Danh

Ngày 24/1, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (Hiệp hội NHVN) đã có văn bản gửi lên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và ...

Nếu 3 ngân hàng bồi thường 6.126 tỷ cho Ngân hàng xây dựng thì Ngân hàng xây dựng không có thiệt hại nòa thì như vậy VKS không thế đề xuất mức án đối Phạm Công danh và các bị cáo.
Mong HĐXX xem xét mặt dân sự mà VKS đã đề nghị và yêu cầu bồi thường thiệt hại của CB. Đề nghị HĐXX xem xét tuyên vô tội đối với Trầm Bê và Phan Huy Khang hoặc tuyên giảm nhẹ.

15:05

Luật sư Lê Thị Tường Vi (bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Sacombank)

Liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại của CB và ý kiến đề nghị của VKS thu hồi 6.126 tỷ đồng để bồi thường thiệt hại. Phía Sacombank cho rằng, yêu cầu của CB là vô căn cứ và không có cơ sở. Sacombank hoàn toàn không có lỗi trong các giao dịch cho vay và thu nợ vay. Các hợp đồng cho vay dựa trên các quy định pháp luật.

Các nhân viên, lãnh đạo của Sacombank xét duyệt cho vay được thực hiện sau khi đã có tài sản cầm cố nên các nhân viên Sacombank đã thực hiện đúng quy định pháp luật, không có sai phạm.

15:03

BIDV đề nghị:

- HĐXX không chấp thuận đề nghị của đại diện VKS và CB về việc thu hồi.

- Công nhận các chúng cứ pháp lý mà BIDV đã hiện hành.

Đối với hành vi của các cán bộ của BIDV, BIDV hoàn toàn tôn trọng về kết luận của VKS, chúng tôi tha thiết mong HĐXX xem xét, trong quá trình cho công ty Phong Hiệp vay vốn thì các cán bộ đã có những sai sót nhưng BIDV không thiệt hại, các cán bộ điều có năng lực phẩm chất tốt. Mong HĐXX xem xét, đánh giá khách quan toàn diện vụ việc, xem xét cho các bị cáo.

14:45

Đại diện BIDV: bà Nguyễn Thị Phương (GĐ Ban pháp chế của BIDV) trình bày

Về kiến nghị của đại diện VKS là thu hồi hơn 6.126 tỷ từ các ngân hàng BIDV, Sacombank, TPBank để khắc phục hậu quả. Trong đó, cáo trạng xác định khoản tiền từ BIDV là hơn 2.550 tỷ đồng. Bên cạnh đó, CB cũng yêu cầu thu hồi số tiền thiệt hại này. Tuy nhiên, BIDV cho rằng kiến nghị đó là không thuyết phục, là yêu cầu phi lý, không phù hợp với nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự.

Phạm Công Danh và các bị cáo là những người trực tiếp gây ra thiệt hại thì phải là người bồi thường thiệt hại cho VNCB.

Thực chất VNCB không thiệt hại 2.550 tỷ đồng, trong khi vẫn hưởng 4.500 tỷ tăng vốn điều lệ. VNCB có thiệt hại thì cũng do lỗi của VNCB nên không bắt các ngân hàng khác phải chịu trách nhiệm.

BIDV không giao dịch với Phạm Công Danh mà giao dịch với 12 công ty pháp nhân, phù hợp với quy định pháp luật.

BIDV đã thực hiện cho vay, thu nợ tuân thủ theo quy định của pháp luật (các khách hàng vay tự lập chứng từ trả cho BIDV, BIDV không trích tài khoản của khách hàng để thu nợ) nên BIDV không phải và không thể hoàn trả khoản tiền này.

14:30

Phiên tòa buổi chiều bắt đầu làm việc

14:12
cap nhat phien toa xet xu pham cong danh tram be chieu 261 luat su cua hua thi phan tran quy thanh trinh bay quan diem bao ve quyen loi
Bị cáo Phạm Công Danh và các đồng phạm tại tòa.

Trước đó, trong phiên tòa sáng cùng ngày, HĐXX cho phép các luật sư bào chữa cho các bị cáo nguyên là lãnh đạo của BIDV chi nhánh Gia Định. Theo đó, luật sư bào chữa cho bị cáo Hoàng Long Hà (nguyên PGĐ BIDV Chi nhánh Gia Định) cho rằng, bị cáo Hà không biết ông Trần Hiệp (GĐ Công ty Phong Hiệp) là Thành viên HĐQT VNCB. Ngoài ra, BIDV chi nhánh Gia Định cho công ty Phong Hiệp vay vốn là đại diện cho 1 tập thể chứ không phải cho các nhân ông Hiệp vay nên không vi phạm quy định cho vay.

Luật sư cho rằng, bị cáo Hà không phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, không đồng phạm với Phạm Công Danh.

Thực hành quyền tự bào chữa tại tòa, bị cáo Hoàng Long Hà xin HĐXX xem xét nhiều vấn đề, đó là xem xét hành vi của bị cáo có cố tình hay không, có lặp đi lặp lại hay không, có cố tình, nghiêm trọng hay không.

"Trong quá trình làm việc, cụ thể là xem xét hồ sơ cho vay của các công ty được Phạm Công Danh giới thiệu vay vốn, sai sót nếu có thì là do lỗi tác nghiệp, là tai nạn nghề nghiệp thôi chứ không phải phạm tội Cố ý làm trái…”, bị cáo Hoàng Long Hà trình bày.

Tương tự, luật sư bào chữa cho Đặng Ngọc Sơn (nguyên trưởng phòng khách hàng 1 BIDV chi nhánh Gia Định ) cho rằng Sơn không cố ý làm trái, không đồng phạm với Phạm Công Danh.

Cũng trong phiên tòa sáng nay, đại diện 3 ngân hàng liên quan cũng phát biểu quan điểm của mình. Đại diện CB cho rằng cần phải thu hồi 6.126 tỷ đồng là khoản tiền được xác định thiệt hại của vụ án, trả lại cho CB.

Tuy nhiên, đại diện TPBank và Sacombank không đồng quan điểm này. Theo đó, đại diện 2 ngân hàng này cho rằng việc thu hồi là không có căn cứ, bởi thời điểm cho vay, thời điểm tất toán các khoản vay đều diễn ra trước thời điểm xảy ra vụ án. Ngoài ra, việc xét duyệt cho vay của 2 ngân hàng cũng đúng theo luật các Tổ chức tín dụng và pháp luật nhà nước.

cap nhat phien toa xet xu pham cong danh tram be chieu 261 luat su cua hua thi phan tran quy thanh trinh bay quan diem bao ve quyen loi Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê sáng 26/1: Luật sư đề nghị HĐXX xem xét hình phạt cho các bị cáo

Sáng 26/1, các luật sư trong vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 tiếp tục phần bào chữa của mình, đề nghị HĐXX xem ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.