Trong phiên tòa chiều 25/1, các luật sư bào chữa cho bị cáo Đinh Việt Cường (Nguyên PGĐ khối KHDN Ngân hàng TMCP Tiên Phong) và các bị cáo là giám đốc “bù nhìn” trình bày với HĐXX những tình tiết giảm nhẹ. Theo đó, các luật sư đều cho rằng, các bị cáo không phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, đồng phạm với Phạm Công Danh.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Cường trình bày, VKS cáo buộc bị cáo Cường có hành vi thống nhất với bị cáo Thủy, tham mưu cho lãnh đạo TPBank để làm hồ sơ cho các công ty vay vốn mua trái phiếu của tập đoàn Thiên Thanh và công ty Trung Dung là không đúng với thực tế khách quan.
Luật sư cũng cho rằng, không có chứng cứ chứng minh ông Danh có trao đổi bàn bạc với Cường, và Cường không biết ông Danh là CT HĐQT của VNCB. Đồng nghĩa với việc Cường không biết được mục đích cuả ông Danh là rút tiền sử dụng ngoài mục đích đầu tư trái phiếu.
Ngoài ra, hành vi của bị cáo Cường và Thủy là thực hiện chức năng của mình được phân công tại ngân hàng, không gây thiệt hại đối với TPBank. Tại tòa, bị cáo Cường đã thành khẩn khai báo... mong HĐXX xem xét.
Cũng tại phiên tòa, luật sư Quỳnh Thi bào chữa cho bị cáo Hoàng Long Hà (Nguyên PGĐ BIDV Chi nhánh Gia Định) cho rằng, quá trình bị cáo Hà công tác tại BIDV đã làm đúng trách nhiệm của mình và có nhiều thành tích. Khẳng định tại tòa, luật sư cho biết, việc BIDV chi nhánh Gia Định tiếp nhận hồ sơ là làm theo chủ trương với sự giới thiệu của VNCB theo gói 4 nhà. Bị cáo Hà không tư lợi cá nhân, làm đúng theo quy định.
Hà không biết, không gặp, không bàn bạc Danh và Trần Hiệp trong việc xét duyệt cho vay vốn. Về mặt lợi ích: Hoàng Long Hà không có động cơ nào thể hiện đồng phạm giúp sức với Phạm Công Danh..
Việc xét duyệt cho công ty Phong Hiệp là chấp hành chủ trương, luật sư cho biết, bị cáo Hà có thực hiện 1 số quy trình nhưng quy trình này thỏa mãn với một số người nhưng không bị khởi tố. Về ý thức chủ quan: chỉ phục vụ cho mụ đích chung, không tư lợi. Về động cơ: Hoàng Long Hà không có hành vi giúp sức cho Phạm Công Danh.
Việc VKS cáo buộc việc BIDV cho công ty Phong Hiệp vay là sai là chưa có cơ sở, khiên cưỡng. Ông Hoàng Long Hà chỉ thực hiện theo chủ trương, chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Từ đó khẳng định ông Hà không phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê chiều 25/1: Ký hợp đồng vay vốn mà không gặp trực tiếp người ký
Chiều 25/1, TAND TP HCM tiếp tục đưa Phạm Công Danh, Trầm Bê và các bị cáo ra xét xử sơ thẩm với phần tranh ... |
Phiên tòa buổi sáng kết thúc
Đại diện TPBabk trình bày, trong phần luận tội, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng trong quá trình điều tra, Viện Kiểm sát đã có đề nghị Cơ quan điều tra điều tra, thu hồi tài sản từ 3 ngân hàng Sacombank, BIDV và TPBank để trả về cho Ngân hàng Xây dựng nhưng Cơ quan Điều tra chưa thực hiện. Do đó, tại phiên tòa này, Viện Kiểm sát tiếp tục giữ nguyên quan điểm, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét, thu hồi khoản tiền hơn 6.126 tỷ đồng từ 3 ngân hàng Sacombank, BIDV và TPBank để trả lại cho Ngân hàng Xây dựng.
Về vấn đề này, TPBank thấy rằng không có cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn nào đối với quan điểm nêu trên, đồng thời nếu quan điểm này trở thành hiện thực sẽ tạo nên một tiền lệ nguy hiểm cho hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Giao dịch gửi tiền - nhận tiền gửi, bảo lãnh – nhận bảo lãnh, cầm cố tiền gửi - nhận cầm cố tiền gửi là những giao dịch được thực hiện giữa TPBank và VNCB với tư cách là 2 ngân hàng thương mại cổ phần, không phải giao dịch giữa TPBank với cá nhân ông Phạm Công Danh và đồng phạm.
TPBank tất toán hợp đồng tiền gửi, tự động trích tiền gửi của VNCB để thu nợ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Đại diện CB cho rằng CB đang cơ cấu, xin HĐXX thu hồi thiệt hại số tiền 6.126 tỷ đồng từ 3 ngân hàng Sacombank, BIDV, TPBank trả lại cho CB. Tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa, Ngân hàng xây dựng đã cung cấp đầu đủ các số liệu, tài liệu liên quan để HĐXX làm rõ.
Đại diện CB mong HĐXX đánh giá toàn bộ vụ án để tuyên một bản án công tâm Đại diện Sacombank: Liên quan đến nội dung VKS nêu quan điểm kiến nghị thu hồi 6.126 tỷ đồng để khắc phục hậu quả: Tại thời điểm phát sinh giao dịch, tất toàn giao dịch, 2 pháp nhân ngân hàng giao dịch, tất toàn trước khi vụ án xảy ra.
Giao dịch phù hợp với thỏa thuận của các bên, việc xét cho vay, thu hồi nợ vay phù hợp, đúng quy định pháp luật. Việc kiến nghị thu hồi không có cơ sở pháp lý, ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của Sacomnbank nói riêng và của các TCTD nói chung, gây xáo trộn hệ thống ngân hàng và mất lòng tin của người dân vào ngân hàng.
Luật sư bào chữa cho Nguyễn Quốc Thịnh (GĐ Công ty Thịnh Quốc) trình bày, bị cáo Thịnh là nhân viên bảo vệ của tập đoàn Thiên Thanh, bị cáo đứng tên giám đốc theo chỉ đạo. Bị cáo không chủ động, không cố ý làm trái như cáo trạng nêu Bị cáo Thịnh không điều hành công ty, không có tài sản tại công ty, toàn bộ hồ sơ, giấy tờ do Thiên Thanh nắm giữ, không xem qua hồ sơ khi ký. Vì vậy theo luật sư, bị cáo Thịnh không có động cơ phạm tội, không hưởng lợi, là người bị hại trong vụ án này.
Xác định hành vi phạm tội của bị cáo là không đủ thuyết phục và không đúng pháp luật. Gia đình bị cáo có công với cách mạng, có nhiều khen tặng của Nhà nước, bị cáo còn có con nhỏ.
Bị cáo Thịnh phạm tội lần đầu, hoàn cảnh khó khăn, ăn năn khai báo, thành khẩn khai báo,... nhiều tình tiết giảm nhẹ và không có tình tiết tăng nặng nên mong HĐXX xem xét cho bị cáo Thịnh.
Bị cáo Thịnh
Bị cáo mong HĐXX và VKS xem xét lại hành vi phạm tội của bị cáo và giảm nhẹ cho bị cáo.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Vũ Bảo (Nguyên chuyên viên Phòng KHDN1, BIDV Chi nhánh Gia Định) trình bày, trong quá trình điều tra và tại tòa, bị cáo Bảo thành khẩn khai báo. Chủ quan trong tình huống cho vay, bị cáo Bảo không phát hiện Trần Hiệp là TV HĐQT VNCB.
Luật sư không đồng tình VKS truy tố bị cáo là đồng phạm giúp sức cho Phạm Công Danh. Nếu các bị cáo thực sự có tội thì án treo là cần thiết với bị cáo, nhưng luật sư cho thấy có nhiều vấn đề HĐXX cần xem xét.
Cáo tạng quy kết các bị cáo đồng phạm với Phạm Công Danh Vậy có đồng phạm hay không? Như thế nào coi là giúp sức cho Phạm Công Danh?
Luật sư cho rằng, không đủ căn cứ quy kết bị cáo Bảo đồng phạm với Phạm Công Danh và phạm tội “Cố ý là trái...”, kính mong HĐXX xem xét cho bị cáo Bảo và những bị cáo tại BIDV Chi nhánh Gia Định.
Bị cáo Bảo trình bày tòa, mong HĐXX xem xét cho bị cáo, bị cáo còn rất trẻ, việc này ảnh hưởng đến tương lai của bị cáo.
HĐXX thông báo kế hoạch làm việc: chiều nay phiên tòa vẫn diễn ra bình thường. Ngày mai chỉ làm việc buổi sáng, HĐXX sẽ nghỉ buổi chiều để thuận lợi cho công tác dẫn giải bị cáo.
Bị cáo Sơn
Bị cáo tin tưởng và hoàn toàn đồng ý vào các luật sư đã đã bào chữa. Bị cáo Sơn trình bày thêm, bị cáo được sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng. Gia đình bị cáo không ai làm trong ngành ngân hàng nên trong quá trình 10 năm bị cáo tự học hỏi, không ngừng phần đấu và cố gắng nên đã được sự ghi nhận của BIDV và cho lên chức Trưởng phòng.
Nếu bị cáo bị tuyên bản án hình sự, bị khai trừ khỏi Đảng thì đó là 1 cú sốc với bị cáo và với gia đình bị cáo. Bị cáo không có động cơ, suy nghĩ nào để làm trái quy định của pháp luật. Bị cáo thừa nhận sai sót trong quá trình làm việc nên mong HĐXX xem xét.
Các bị cáo tại phiên tòa. |
Luật sư bào chữa bị cáo Sơn cho rằng, không có đủ cơ sở xác định bị cáo Sơn là đồng phạm và giúp sức cho Phạm Công Danh, không bàn bạc thồng nhất với bị cáo Danh.
Bị cáo Sơn không có hành vi vi phạm quy định của nhà nước, vì những hành vi của bc Sơn không gây thiệt hại cho BIDV.
Ngoài ra, gia đình bị cáo Sơn có truyền thống cách mạng và cha mẹ của bị cáo Sơn có nhiều khen thưởng của Nhà nước. Trong quá trình làm việc, bị cáo Sơn cũng có nhiều thành tích tốt.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Ngọc Sơn (Nguyên trưởng phòng khách hàng 1 BIDV Chi nhánh Gia Định)
Luật sư cám ơn đại diện VKS đã đề nghị bị cáo Sơn mức án treo, đây là mức án nhẹ nhưng nó vẫn là 1 bản án hình sự.
Luật sư cho rằng, bị cáo Sơn không phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Về quy kết hành vi
BIDV chi nhánh Gia Định cho công ty vay vốn là 1 pháp nhân. Các giấy tờ, hồ sơ củ Công ty Phong Hiệp không thể hiện là cá nhân ông Trần Hiệp. Khi hồ sơ được giao về phòng Khách hàng doanh nghiệp do Nguyễn Ngọc Sơn làm trưởng phòng. Khi xem xét, nếu thấy hồ sơ là cá nhân của ông Trần Hiệp thì hồ sơ sẽ chuyển về bên tín dụng cá nhân.
Từ đó cho thấy, BIDV chi nhánh Gia Định cho công ty Phong Hiệp vay là 1 pháp nhân chứ không phải cá nhân. Công ty Phong Hiệp không phải công ty góp vốn của VNCB, ông Hiệp cũng không phải cổ đông của VNCB mà chỉ là Thành viên HĐQT nên công ty Phong Hiệp không thuộc trường hợp bị cấm vay vốn.
Trình bày tại phiên tòa sáng 26/1 về việc bị cáo Hoàng Long Hà giải ngân hồ sơ vay vốn cho công ty Phong Hiệp, luật sư bào chữa cho bị cáo Hoàng Long Hà cho rằng, bị cáo Hà không biết ông Trần Hiệp (GĐ Công ty Phong Hiệp) là Thành viên HĐQT VNCB. Ngoài ra, BIDV chi nhánh Gia Định cho công ty Phong Hiệp vay vốn là đại diện cho 1 tập thể chứ không phải cho các nhân ông Hiệp vay nên không vi phạm quy định cho vay.
Luật sư cho rằng, bị cáo Hà không phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, không đồng phạm với Phạm Công Danh.
Thực hành quyền tự bào chữa tại tòa, bị cáo Hoàng Long Hà xin HĐXX xem xét nhiều vấn đề, đó là xem xét hành vi của bị cáo có cố tình hay không, có lặp đi lặp lại hay không, có cố tình, nghiêm trọng hay không.
Với cương vị của mình, bị cáo không dám, không thể, không được tham gia vào việc duyệt vay vốn số tiền lớn như vậy.
Bị cáo kính mong HĐXX cho phép được vận dụng các điều khoản, quy định có thuận lợi cho bị cáo, bởi khoản vay đã được thu hồi nên không gây thiệt hại, không vi phạm quy định cho vay, không cố ý làm trái. “Những sai sót, sai phạm nếu có không vi phạm các quy định cho vay”, bị cáo Hà nói.
Luật TCTD ban hành với mục đích giúp các TCTD không phát sinh nợ xấu, khó đòi. Khi thu được cả gốc, cả lãi thì không vi phạm quy định cho vay.
Sai sót khác biệt nhất của công ty Phong Hiệp đó là Trần Hiệp – GĐ công ty là thành viên HĐQT VNCB nên bị cáo mới vi phạm khoản 3, điều 26 luật các Tổ chức tín dụng nhưng bị cáo không cố ý. Bị cáo mong HĐXX ghi nhận tinh thần, ý thức tuân thủ pháp luật. Từ ngày đi làm, bị chưa bị kỷ luật, chưa vi phạm gì cả.
"Trong quá trình làm việc, cụ thể là xem xét hồ sơ cho vay của các công ty được Phạm Công Danh giới thiệu vay vốn, sai sót nếu có thì là do lỗi tác nghiệp, là tai nạn nghề nghiệp thôi chứ không phải phạm tội Cố ý làm trái. Bị cáo hoàn toàn không biết ông Trần Hiệp là giám đốc công ty Phong Hiệp nên không may cho bị cáo, mong HĐXX xem xét”, bị cáo Hoàng Long Hà trình bày.
Tóm tắt phiên tòa ngày 25/1
Trong phiên tòa chiều 25/1, các luật sư bào chữa cho bị cáo Đinh Việt Cường (Nguyên PGĐ khối KHDN Ngân hàng TMCP Tiên Phong) và các bị cáo là giám đốc “bù nhìn” trình bày với HĐXX những tình tiết giảm nhẹ. Theo đó, các luật sư đều cho rằng, các bị cáo không phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, đồng phạm với Phạm Công Danh.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Cường trình bày, VKS cáo buộc bị cáo Cường có hành vi thống nhất với bị cáo Thủy, tham mưu cho lãnh đạo TPBank để làm hồ sơ cho các công ty vay vốn mua trái phiếu của tập đoàn Thiên Thanh và công ty Trung Dung là không đúng với thực tế khách quan.
Luật sư cũng cho rằng, không có chứng cứ chứng minh ông Danh có trao đổi bàn bạc với Cường, và Cường không biết ông Danh là CT HĐQT của VNCB. Đồng nghĩa với việc Cường không biết được mục đích cuả ông Danh là rút tiền sử dụng ngoài mục đích đầu tư trái phiếu.
Ngoài ra, hành vi của bị cáo Cường và Thủy là thực hiện chức năng của mình được phân công tại ngân hàng, không gây thiệt hại đối với TPBank. Tại tòa, bị cáo Cường đã thành khẩn khai báo... mong HĐXX xem xét.
Cũng tại phiên tòa, luật sư Quỳnh Thi bào chữa cho bị cáo Hoàng Long Hà (Nguyên PGĐ BIDV Chi nhánh Gia Định) cho rằng, quá trình bị cáo Hà công tác tại BIDV đã làm đúng trách nhiệm của mình và có nhiều thành tích. Khẳng định tại tòa, luật sư cho biết, việc BIDV chi nhánh Gia Định tiếp nhận hồ sơ là làm theo chủ trương với sự giới thiệu của VNCB theo gói 4 nhà. Bị cáo Hà không tư lợi cá nhân, làm đúng theo quy định.
Hà không biết, không gặp, không bàn bạc Danh và Trần Hiệp trong việc xét duyệt cho vay vốn. Về mặt lợi ích: Hoàng Long Hà không có động cơ nào thể hiện đồng phạm giúp sức với Phạm Công Danh..
Việc xét duyệt cho công ty Phong Hiệp là chấp hành chủ trương, luật sư cho biết, bị cáo Hà có thực hiện 1 số quy trình nhưng quy trình này thỏa mãn với một số người nhưng không bị khởi tố. Về ý thức chủ quan: chỉ phục vụ cho mụ đích chung, không tư lợi. Về động cơ: Hoàng Long Hà không có hành vi giúp sức cho Phạm Công Danh.
Việc VKS cáo buộc việc BIDV cho công ty Phong Hiệp vay là sai là chưa có cơ sở, khiên cưỡng. Ông Hoàng Long Hà chỉ thực hiện theo chủ trương, chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Từ đó khẳng định ông Hà không phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê chiều 25/1: Ký hợp đồng vay vốn mà không gặp trực tiếp người ký
Chiều 25/1, TAND TP HCM tiếp tục đưa Phạm Công Danh, Trầm Bê và các bị cáo ra xét xử sơ thẩm với phần tranh ... |