Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm mọc lên các công trình không phép. |
Mặc dù, Hồ Tuyền Lâm là một hồ nước ngọt thuộc thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) và nó được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất hồ” bởi vẻ đẹp hoang sơ và quyến rũ.
Không những thế, Hồ Tuyền Lâm là một trong những hồ nước ngọt rộng nhất tại Đà Lạt và có diện tích là 320ha. Bên cạnh đó, Hồ Tuyền Lâm là một trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam.
Tuy nhiên, thời gian qua Hồ Tuyền Lâm đã bị một số đơn vị xây dựng công trình trái phép gây ảnh hưởng đến mĩ quan…
Theo tìm hiểu của chúng tôi, vừa qua Ban quản lí Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm qua kiểm tra đã phát hiện ông Nguyễn Hòa (ngụ Phường 2, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã tự ý xây dựng công trình tại Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm.
Cụ thể, tại thời điểm kiểm tra, ông Hòa đã tự ý san ủi mặt phẳng, trồng cây và láng nền xi măng trên diện tích khoảng 325 m2.
Tại đây, cơ quan chức năng xác định ông Hòa đã tự ý xây dựng khi không có giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật; vi phạm lộ giới đường giao thông công cộng của Khu du lịch; vi phạm ranh giới bảo vệ khe tụ thủy và mặt nước thuộc khu vực bảo vệ I của Di tích thắng cảnh quốc gia Hồ Tuyền Lâm.
Tại đây, ông Hòa xuất trình Bản hợp đồng giữa ông và Trung tâm quản lý đầu tư và khai thác thủy lợi về việc ông thuê 4.000 m2 đất và mặt nước để tiểu canh, nuôi cá…
Sau đó, BQL Hồ Tuyền Lâm đã yêu cầu ông Hòa ngừng việc xây dựng để các cơ quan liên quan giải quyết theo quy định.
Cũng liên quan đến vấn đề này, BQL cũng đã phát hiện Dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng Lan Anh Đà Lạt của Công ty Cổ phần đầu tư Lan Anh Đà Lạt tại KDL Hồ Tuyền Lâm để xảy ra một số sai phạm.
Công ty Cổ phần đầu tư Lan Anh Đà Lạt đã xây dựng bờ kè kiên cố để ngăn đôi một eo nước của hồ nhằm chiếm một phần lòng hồ.
Theo xác định của Ban Quản lý Khu du lịch hồ Tuyền Lâm, vị trí bị xâm phạm thuộc khu vực bảo vệ I của hồ có chiều dài bờ kè bê tông này khoảng 49m, dày hơn 20cm, cao trung từ từ 3 - 4m với diện tích mặt nước hồ bị tác động khoảng 2.000m².
Đồng thời, đơn vị thi công phần móng công trình tại khu vực đối diện gần với khu nhạc nước. Việc thi công công trình làm lấp 4 gốc cây thông ba lá tự nhiên.
Không những thế, Công ty Lan Anh còn xây dựng một căn biệt thự với diện tích gần 132m² không có giấy phép.
Ngoài ra chủ đầu tư lấn sang phần đất thuộc Ban Quản lý hồ Tuyền Lâm quản lý với diện tích khoảng 1.000m², hiện đang trồng cây Atiso.
Trước đó, công ty TNHH Trà Vườn Thương do bà Hồ Thị Hương làm giám đốc đã bị xử phạt hành chính do xây dựng công trình không phép tại KDL Hồ Tuyền Lâm.
Cụ thể, công ty đã cho xây dựng, cải tạo mới công trình nhà ở kết hợp kinh doanh trên diện tích 116,4 m2 trên hành lang bảo vệ của Hồ Tuyền Lâm.
Cũng liên quan đến vấn đề vi phạm, vào năm 2017, ông Trần Xuân Toàn cũng đã xây dựng công trình trái phép trên khu vực thuộc đất quy hoạch dự án KDL Hồ Tuyền Lâm với diện tích khoảng 50 m2. Khu vực đất này đã được lập hồ sơ đo đạc, kiểm định xây dựng phương án bồi thường.
Các công trình gây mất mĩ quan, có thể ảnh hưởng đến môi trường về lâu về dài. |
Vừa qua, UBND thành phố Đà Lạt đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng có liên quan đến việc nhiều công trình “mọc” trái phép trên Hồ Tuyền Lâm.
Cụ thể, UBND thành phố giao cho Phòng quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên – Môi trường, Phòng kinh tế, UBND phường 3, 4 chủ động liên hệ với Sở NNPTNT, Sở Xây dựng tỉnh để tiến hành xử lý các công trình vi phạm.
Bên cạnh đó, UBND thành phố cũng yêu cầu chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát chủ đầu tư nghiêm túc đình chỉ việc thi công công trình và chấp hành biện pháp xử lý của cơ quan chức năng.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Sơn – Giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng cho biết, việc những quán cà phê và quán nhậu tồn tại trên bờ hồ là rất phản cảm.
Theo đó, khi có đông khách đến đây sẽ dẫn đến tình trạng xả rác và gây ô nhiễm môi trường càng lớn.
Theo ông Sơn, Hồ Tuyền Lâm sau này rất có thể là hồ cung cấp nước sinh hoạt cho TP. Đà Lạt và các vùng phụ cận bởi hồ Chiến Thắng và hồ Suối Vàng đang gặp vấn đề về rác thải nông nghiệp, bao bì thuốc bảo vệ thực vật.
Ông Sơn cho hay, đơn vị đã chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét, kiểm tra nếu nghiêm trọng sẽ chuyển hồ sơ sang công an.
Còn bà Nguyễn Thị Nguyên - Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Lâm Đồng cho hay, thời gian qua đã tiến hành kiểm tra vụ việc xâm phạm của Công ty Lan Anh Đà Lạt.
Sau đó, công ty này đã có cam kết sẽ tháo dỡ công trình bờ kè trên và báo cáo là tháo dỡ được 40%.
Theo bà Nguyên, thời gian vừa qua, đơn vị đã phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra các cá nhân, doanh nghiệp vi phạm, sau đó tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để có hướng xử lý.
Cũng theo bà Nguyên, hiện UBND tỉnh đã giao Trung tâm quản lý và khai thác công trình thủy lợi giải tỏa toàn bộ những chiếc bè trên mặt hồ để giải phóng toàn bộ mặt nước bị xâm lấn trong thời gian tới.
Công ty để ‘bốc hơi’ hơn 22.000 ha đất, rừng lâm nghiệp, trưởng phòng quản lý bỗng tâm thần khi bị khởi tố
Mặc dù được giao 30.000 ha rừng và đất lâm nghiệp để quản lý, tuy nhiên qua thanh, kiểm tra cơ quan chức năng xác ... |
Thủ tướng yêu cầu giải quyết ngay tình trạng thiếu giáo viên ở Tây Nguyên
Tại các tỉnh Tây Nguyên hiện nay ở cấp bậc mầm non và tiểu học hiện đang thiếu hàng nghìn giáo viên. Do đó, Thủ ... |
Đô thị 18:00 | 07/10/2019
Tiêu dùng 06:28 | 14/08/2019
Đô thị 21:31 | 08/08/2019
Đô thị 18:49 | 25/07/2019
Tiêu dùng 10:40 | 25/06/2019
Lối sống 14:38 | 23/06/2019
Thời sự 15:20 | 18/06/2019
Thời sự 18:54 | 06/06/2019