Dịch tả heo châu Phi tấn công Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, cả nước chỉ còn 3 tỉnh chưa có dịch

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Lâm Đồng là hai địa phương mới nhất vừa công bố dịch tả heo châu Phi. Như vậy, đến nay đã có 60 tỉnh, thành bùng phát dịch, chỉ còn Ninh Thuận, Tây Ninh và Bến Tre chưa xảy ra dịch.

Bà Rịa Vũng Tàu, Lâm Đồng đã bùng phát dịch tả heo châu Phi

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa công bố dịch tả heo châu Phi xuất hiện trên địa bàn. Hai ổ dịch được phát hiện nằm tại huyện Châu Đức và thành phố Bà Rịa.

Cụ thể, ổ dịch tại TP Bà Rịa được phát hiện khi chủ hộ chăn nuôi báo với chính quyền địa phương phát hiện 5 con heo trong đàn có biểu hiện của dịch bệnh. Chi cục Thú y đã đến lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính với dịch tả heo châu Phi.

images1538260_tieu_h_y_heo_nh__ong_B_nh

Dịch tả heo châu Phi đã bùng xảy ra tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. (Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu).

Đàn heo của hộ chăn nuôi này có 100 con, chủ yếu là heo rừng. Ngay khi phát hiện, địa phương đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ số heo.

Trước đó, một đàn heo khác tại xã Suối Rao, huyện Châu Đức cũng có dấu hiệu dịch tả. Theo cơ quan thú y địa phương, đàn gồm 65 con, được chủ hộ chuyển từ nơi khác về nuôi nhưng không qua kiểm dịch. Đặc biệt, các vùng mà hộ chăn nuôi này chuyển về nuôi đều đang xảy ra dịch.

Sau khi lấy mẫu xét nghiệm trên heo chết và cho kết quả dương tính, địa phương đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn heo.

Ngay sau khi xác định dịch tả châu Phi bùng phát trên địa bàn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã yêu các địa phương khoanh vùng dịch trong bán kính 1 km tại các địa điểm đã xảy ra dịch bệnh để sát trùng, tiêu độc.

Đồng thời, thành lập các chốt tạm thời ngăn người và phương tiện ra vào ổ dịch, sát trùng phương tiện đi qua ổ dịch, cấp thuốc sát trùng cho các hộ chăn nuôi thuộc 2 địa phương phát hiện dịch.

Trong thời gian này, chỉ cho phép xuất heo ra khỏi địa bàn xã, phường có dịch khi có kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh dịch tả heo châu Phi. Bên cạnh đó, các đơn vị chức năng và địa phương tăng cường kiểm tra gia súc xuất, nhập vào tỉnh.

Ngoài ra, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã có văn bản về việc tạm thời cho phép các địa phương hỗ trợ cho chủ nuôi có heo mắc bệnh, heo nghi mắc bệnh buộc phải tiêu hủy. Mức hỗ trợ tạm thời chung cho tất cả các loại heo khi tiêu hủy là 38.000 đồng/kg. 

Tại Lâm Đồng, ngày 24/6, cơ quan chức năng tỉnh này cũng công bố dịch tả xuất hiện trên địa bàn.

Hai ổ dịch được phát hiện nằm tại huyện Đức Trọng, với tổng đàn lên đến 900 con, trong đó có một trang trại heo lớn bị dịch tại xã Liên Nghĩa. Địa phương đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ số heo bị dịch trên. 

Thông tin từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến chiều 24/6/2019, cả nước đã có 60/63 tỉnh xảy ra dịch. 

Hiện khu vực Đông Nam Bộ chỉ còn Tây Ninh chưa có dịch. Khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, còn tỉnh Bến Tre chưa xảy ra dịch. 

Miền Trung tỉnh còn lại chưa xảy ra dịch là Ninh Thuận.

Dịch tả diễn biến phức tạp, Thủ tướng ban hành giải pháp cấp bách

Mới đây, ngày 18/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kí Nghị quyết 42/NQ-CP  về việc triển khai một số giải pháp cấp bách trong phòng, chống dịch tả heo châu Phi. Nghị quyết này được đưa ra theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 20/5/2019.

Trong Nghị quyết này, Thủ tướng đề cập đến một số vấn đề được xem là cấp bách nhất hiện nay về công tác phòng, chống và hạn chế lây lan dịch tả heo châu Phi, gồm mức hỗ trợ, cơ chế hỗ trợ cho các địa phương, khuyến khích thu mua, giết mổ và cấp đông thịt heo sạch để đảm bảo nguồn cung cuối năm và đa dạng hóa cơ cấu ngành chăn nuôi.

dich-8422-1558354852-9846-1560867474-1560879385376620542288

Ngày 18/6, Chính phủ ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP về việc triển khai một số giải pháp cấp bách phòng, chống dịch tả heo châu Phi. (Ảnh: VGP).

Về các giải pháp cấp bách về hỗ trợ, Chính phủ đã phân các nhóm đối tượng là người chăn nuôi để có phương án hỗ trợ phù hợp. Mức hỗ trợ dựa trên cơ sở giá thành, chi phí chăn nuôi và phù hợp cho từng loại heo. Trong đó, heo nái, heo đực giống đang khai thác được mức hỗ trợ cao hơn các loại heo khác, heo giống cụ kị, ông bà, mức hỗ trợ là 500.000 đồng/con đến cuối năm nay.

Chính phủ yêu cầu việc triển khai hỗ trợ phải công khai, minh bạch, đúng đối tượng, dưới sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc các cấp và người dân, không để xảy ra hiện tượng trục lợi chính sách.

Về chính sách hỗ trợ cho các địa phương xảy ra dịch tả, Nghị quyết số 42 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành cũng quy định cơ chế hỗ trợ từ ngân sách Trung ương tùy theo tình hình thực tế của từng địa phương và khu vực.

Giải pháp cấp bách thứ hai mà Thủ tướng nêu ra là khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp thu mua heo sạch, không nhiễm bệnh để tiêu thụ, cấp trữ đông nhằm giảm thiểu lây lan dịch, giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi.

Chính phủ cho rằng việc này nhằm ổn định giá heo không bị xuống thấp trong giai đoạn trước mắt và có nguồn thực phẩm an toàn cung cấp cho thị trường trong thời gian tới. 

Song song cấp đông, người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp có kế hoạch cơ cấu lại ngành chăn nuôi, gia tăng các loại thịt khác như gà, bò, thủy sản… nhằm đảm bảo nguồn cung nếu thiếu hụt thịt heo.

Nghị quyết cũng đồng thời yêu cầu tăng cường kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển heo, sản phẩm heo không rõ nguồn gốc, không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.

Đồng Nai phát hiện ổ dịch lớn nhất từ trước đến nay với 20.000 con heo bệnh

Tỉnh Đồng Nai vừa phát hiện một ổ dịch lớn nhất, đồng thời cũng là ổ dịch lớn nhất nước từ trước đến nay, với tổng đàn lên đến gần 20.000 con. Ổ dịch này nằm tại huyện Trảng Bom.

Tỉnh Đồng Nai xác định đây là ổ dịch có quy mô rất lớn nên đã báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bàn phương án xử lí.

Chiều 24/6, Đồng Nai cũng đã họp khẩn về tình hình dịch tả. Toàn tỉnh này đã có 156 hộ chăn nuôi, thuộc 24 xã của 8 huyện xảy ra dịch. Địa phương này nhấn mạnh hiện nay, dịch đã trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều, khi lây lan sang các trang trại chăn nuôi lớn với quy mô hàng nghìn con.

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu vượt sông Uông nối TP Uông Bí - TX Quảng Yên, Quảng Ninh
Một cầu vượt sông Uông dự kiến được xây dựng kết nối TP Uông Bí với - TX Quảng Yên, Quảng Ninh trên tuyến đường từ QL18 đi đường 338.