Phó Chủ tịch HĐND TP HCM: Dành 50 tỉ đồng mỗi năm để bảo tồn 172 di tích là quá ít

Theo Phó Chủ tịch HĐND Phạm Đức Hải, thành phố thu nhiều ngân sách nhưng giữ lại ít nên không có tiền để đầu tư cho phát triển, bảo tồn di tích.

Chiều 8/12, kì họp lần thứ 17 HĐND TP HCM khóa IX tiếp tục với phần thảo luận. Các đại biểu đặc biệt chú trọng về vấn đề bảo tồn di sản và cảnh quan kiến trúc đô thị.

DSC08252

Kì họp HĐND TP HCM khóa 17 dự kiến kéo dài đến ngày 9/12. (Ảnh: Bách Hợp).

Theo đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê, thời gian gần đây, Ban Tuyên giáo Thành ủy nhận được nhiều đơn thư kiến nghị phản ánh, tuy nhiên do hiểu biết hạn chế và quản lí chưa đi vào nề nếp nên còn xảy ra nhiều câu chuyện "hết sức xót xa" về cách hành xử với bảo vật.

Ông Khuê cho rằng, di sản là "phần hồn" của TP, bởi "không có xưa thì không có nay". Vì thế, đại biểu này nhấn mạnh: "Nếu nhìn di sản như phần cần tháo dỡ thì chúng ta đã đánh mất chúng ta".

Từ đó, ông Khuê đề xuất TP cần chủ động phát huy nguồn vốn xã hội hóa để bảo tồn di sản thay vì cứ trông vào nguồn lực của Nhà nước.

DSC08260

Các đại biểu tham dự kì họp. (Ảnh: Bách Hợp).

Liên quan vấn đề này, Phó chủ tịch HĐND Phạm Đức Hải đánh giá công tác xã hội hóa trong bảo tồn di tích của TP còn thiếu chính sách cụ thể. Ông Hải cho rằng, 10 năm toàn TP chỉ huy động được 400 tỉ xã hội hóa thì không tương xứng với những gì người dân quan tâm về văn hóa.

Phó chủ tịch HĐND TP sau đó chỉ ra kết quả điều tra hồi tháng 4 của Ban Tuyên giáo Thành ủy với 1.100 phiếu khảo sát. Theo đó, có 74% người dân cho rằng cần xây dựng, phát triển văn hóa song song với kinh tế, 15,7% cho rằng cần phát triển văn hóa trước. Ngoài ra, có đến 50,18% người dân yêu thích tham quan bảo tàng là loại hình du lịch được, chiếm vị trí thứ 2 trong 11 loại hình du lịch được đề xuất.

DSC08267

Phó Chủ tịch HĐND TP Phạm Đức Hải. (Ảnh: Bách Hợp).

Ông Hải cho rằng, thành phố thu nhiều ngân sách nhưng giữ lại ít nên không có tiền để đầu tư cho phát triển, bảo tồn di tích. "Trong 10 năm, từ 1998 đến 2008, TP chi 500 tỉ bảo tồn di tích, tức 50 tỉ đồng mỗi năm để bảo tồn 172 di tích. Như vậy là quá thấp", Phó chủ tịch HĐND TP nhận định.

Trước đó, ngày 26/11, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân đã đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND TP chỉ đạo UBND TP triển khai xây dựng đề cương chi tiết đề xuất tiến độ tăng tỉ lệ để lại tổng ngân sách cho TP từ 18% lên 33% theo lộ trình cụ thể trong vòng 10 năm.

Theo đề xuất, TP HCM kiến nghị các cơ quan Trung ương giữ lại tỉ lệ 18% tổng thu ngân sách giai đoạn 2018-2020. Giai đoạn 2021-2025, tỉ lệ điều tiết là 24%, tăng 6% so với mức hiện nay. Giai đoạn 2026-2030, tỉ lệ điều tiết là 33%, tăng 9% trong 5 năm và bằng mức điều tiết so với năm 2003.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.