Phó Thủ tướng yêu cầu bàn giao đường sắt Cát Linh – Hà Đông trước ngày 10/11

Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương hoàn thành các công đoạn còn lại của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, bàn giao lại cho Hà Nội đưa vào khai thác, sử dụng.
Phó Thủ tướng yêu cầu bàn giao đường sắt Cát Linh – Hà Đông trước ngày 10/11 - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng yêu cầu bàn giao đường sắt Cát Linh – Hà Đông trước ngày 10/11. (Ảnh: Hạ Vũ).

Tại cuộc họp ngày 27/10, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Giao thông vận tải hoàn thành các công đoạn để bàn giao dự án cho TP Hà Nội trước ngày 10/11, đưa vào khai thác, sử dụng, Báo Chính phủ thông tin.

Mới đây, trong báo cáo gửi Quốc hội về tình hình triển khai thực hiện các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn TP Hà Nội, Chính phủ cho hay dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông dài 13 km, gần 8.770 tỷ đồng (tương đương 552,86 triệu USD).

Tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt vào tháng 2/2016 và tháng 5/2017 là 18.001,5 tỷ đồng (tương đương 868,04 triệu USD), tăng 9.231,632 tỷ đồng (tương đương 315,18 triệu USD) so với tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu.

Dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ Trung Quốc (13.867,1 tỷ đồng) và vốn đối ứng trong nước (4.134,4 tỷ đồng).

Lũy kế giá trị giải ngân tính đến hết kỳ thanh toán 62 (tháng 10/2021) là 731,25 trên tổng số 868,04 triệu USD, đạt 84,2%.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành nghiệm thu tổng thể vào tháng 3/2021 và đã được cấp chứng nhận an toàn hệ thống, đủ điều kiện để bàn giao đưa vào vận hành khai thác. Toàn bộ kết quả này đã được báo cáo gửi Hội đồng kiểm tra nhà nước.

Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và UBND thành phố đã thống nhất chủ trương về kế hoạch bàn giao, tiếp nhận dự án. Hiện nay, đã tiến hành bàn giao một phần các văn bản pháp lý, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật... của dự án theo tiến độ chuyển giao.

Đánh giá về quá trình thực hiện, theo báo cáo của Chính phủ, dự án từ khi khởi công đến nay gặp nhiều khó khăn, vướng mắc làm chậm tiến độ và tăng tổng mức đầu tư.

Về dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017-2020 gồm 11 dự án thành phần, với tổng chiều dài hơn 650 km, dự kiến trong năm nay hoàn thành một dự án, năm 2022 sẽ hoàn thành 4 dự án, năm 2023 hoàn thành 4 dự án, năm 2024 hoàn thành hai dự án.

Phó Thủ tướng đánh giá tiến độ thi công dự án cao tốc Bắc - Nam; việc giải phóng mặt bằng với chiều dài 650 km đã gần hoàn thành.

"Hồi tháng 4/2021, khi tôi mới nhận nhiệm vụ, dự án thiếu khoảng 65 triệu m3 đất đắp nền thì tới nay cơ bản đã giải quyết xong", ông Thành nói và cho rằng theo tiến độ hiện nay, dự án có thể cơ bản về đích vào năm 2023.

Phó Thủ tướng lưu ý Bộ Giao thông vận tải quan tâm giai đoạn hai dự án cao tốc Bắc Nam, với tổng chiều dài 750 km; theo đó, cần rút kinh nghiệm trong triển khai các đoạn tuyến giai đoạn 2017-2021 trong công tác mời thầu, lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu.

Mục tiêu của giai đoạn hai dự án cao tốc Bắc Nam là khởi công toàn tuyến trước 31/12/2022, hoàn thành trước tháng 6/2025.

Phó Thủ tướng cũng nhắc Bộ Giao thông vận tải thúc đẩy dự án sân bay Long Thành, phấn đấu khánh thành vào năm 2025 như mục tiêu đề ra, với tinh thần "việc gì đã chuẩn bị xong thì cho khởi công trước".

chọn
Khu đô thị Bắc Châu Giang của Mặt Trời Thanh Hoá: Giáp cao tốc và Vành đai 5, sẽ chuyển đổi 108 ha đất lúa
Khu đô thị sinh thái Bắc Châu Giang tại TP Phủ Lý, Hà Nam do liên danh Mặt Trời Thanh Hoá - Đầu tư Tây Bắc làm chủ đầu tư có quy mô 176 ha, tổng vốn gần 9.000 tỷ đồng. Tại đây sẽ xây dựng khoảng 4.735 căn nhà ở liền kề, biệt thự và chung cư hỗn hợp.