'Cuộc đua' vào lớp 10 và nỗi lo của phụ huynh mang tên trường công

Hàng nghìn học sinh tại TP HCM vừa trải qua kì thi tuyển sinh vào lớp 10, giành cơ hội học trường công lập một phần xuất phát từ chính sự mong đợi của phụ huynh.

Trước kì thi tuyển sinh vào lớp 10, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP HCM cho biết, năm học 2018-2019 toàn thành phố có hơn 100.000 học sinh lớp 9, dự kiến các trường THPT công lập sẽ tuyển khoảng 70.000 em vào lớp 10 công lập, do đó khoảng 30.000 em sẽ trượt lớp 10 công lập.

Với số học sinh không đỗ lớp 10 công lập, các em sẽ chọn học một trong các loại hình sau: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; Trung tâm giáo dục thường xuyên; Trường trung cấp, trung cấp nghề; Trường THPT tư thục.

Trước áp lực lớn kì thi lớn như vậy, chị Đặng Thị Nương (Tân Bình) cho biết: "Hiện tại các trường tư có chất lượng đào tạo rất tốt, từ kiến thức cho đến kĩ năng. Con lớn của tôi đang học tại một trường tư chất lượng của thành phố và cháu đã tiến bộ lên rất nhiều, kết quả học tập cũng tăng hạng so với trước. 

Tuy nhiên, riêng học phí trường tư thục của cháu đã là 8 triệu/tháng bán trú chưa tính các khoản chi phí khác. Gia đình tôi làm nghề buôn bán nhưng để trang trải khoán chi phí trên cho cả hai cháu thì quá sức.

Vậy nên khi cháu thứ hai thi vào lớp 10, gia đình tôi định hướng và động viên cháu cố gắng thi vào trường công. Cháu học thêm khá nhiều. Học trên trường từ sáng tới chiều, sau khi tan học tiếp tục đến các lớp học thêm cho đến 9 giờ tối".

Phụ huynh Phạm Anh Dũng (Q.3) cho biết, con trai anh đăng kí NV1 vào Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai và NV2 Trường THPT Nguyễn Du. Cả gia đình anh kì vọng con có thể đỗ vào một trong hai trường công trên, thay vì vào học ở trường dân lập khác.

Anh Dũng chia sẻ: "Ngày thi cuối cùng nên tôi rất lo cho cháu, môn tính toán thường căng thẳng mặc dù môn Toán là môn cháu giỏi nhất nhưng khó tránh khỏi áp lực.

Lực học của cháu xếp thứ 2 trong lớp, ngày thi đầu tiên (ngày 2/6) dự kiến trên 7 điểm cả 2 môn nhưng môn Toán vẫn là môn quyết định đến kết quả cuối cùng.

Kì thi vào lớp 10 tôi cũng rất lo lắng và muốn chuẩn bị sẵn sàng nhất mọi việc nên đã xin nghỉ làm 1 tuần. Do năm nay áp lực vào trường công khá mạnh nên gia đình cũng hơi lo. Tôi là lao động chính trong gia đình nhưng chỉ là nhân viên bậc 3 lương 5-6 triệu. Nếu con không vào được trường công, gia đình có 4 người như chúng tôi cũng khá vất vả nếu muốn cho con theo học tại một ngôi trường tư thục có chất lượng đào tạo tốt.

Trường công học phí chỉ tầm 1-2 triệu/tháng, trong khi trường tư thục phải từ 3 triệu trở lên. Cộng thêm các chi phí khác tính ra gia đình khó lòng kham nổi".

Trước đó, ngày 2/5, Sở GD&ĐT TP HCM công bố số liệu tổng hợp ban đầu về số thí sinh đăng kí thi vào lớp 10 THPT thường năm học 2019-2020.

Theo đó, 3 trường Trung học Thực hành (ĐHSP), THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT Gia Định có tỉ lệ chọi cao nhất là 1/3; các trường còn lại có tỉ lệ chọi khoảng 1/2.

Hình ảnh kì thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TP HCM:

Cuộc đua vào lớp 10 và nỗi lo của phụ huynh mang tên trường công - Ảnh 1.

Gương mặt lo âu sau cánh cổng trường của phụ huynh khi chờ con.

Cuộc đua vào lớp 10 và nỗi lo của phụ huynh mang tên trường công - Ảnh 2.

Cuộc đua vào lớp 10 và nỗi lo của phụ huynh mang tên trường công - Ảnh 3.

Cuộc đua vào lớp 10 và nỗi lo của phụ huynh mang tên trường công - Ảnh 4.

Dù thời tiết ở TPP HCM những ngày diễn ra kì thi vào lớp 10 rất nắng nóng nhưng vẫn có nhiều phụ huynh kiên trì chờ con ngoài cổng trường

Cuộc đua vào lớp 10 và nỗi lo của phụ huynh mang tên trường công - Ảnh 5.

Đồ ăn, nước uống luôn sẵn sàng khi con ra khỏi phòng thi.

Cuộc đua vào lớp 10 và nỗi lo của phụ huynh mang tên trường công - Ảnh 6.

Những câu chuyện vui đùa trong lúc chờ đợi.

Cuộc đua vào lớp 10 và nỗi lo của phụ huynh mang tên trường công - Ảnh 7.

Cuộc đua vào lớp 10 và nỗi lo của phụ huynh mang tên trường công - Ảnh 8.

Cuộc đua vào lớp 10 và nỗi lo của phụ huynh mang tên trường công - Ảnh 9.

Cuộc đua vào lớp 10 và nỗi lo của phụ huynh mang tên trường công - Ảnh 10.

Cuộc đua vào lớp 10 và nỗi lo của phụ huynh mang tên trường công - Ảnh 11.

Cuộc đua vào lớp 10 và nỗi lo của phụ huynh mang tên trường công - Ảnh 12.

Cuộc đua vào lớp 10 và nỗi lo của phụ huynh mang tên trường công - Ảnh 13.

Thời gian làm bài kéo dài 120 phút, mặc dù nhiều phụ huynh nhà ở gần trường nhưng vẫn không dám về nhà vì... sốt ruột.

Cuộc đua vào lớp 10 và nỗi lo của phụ huynh mang tên trường công - Ảnh 14.

Cuộc đua vào lớp 10 và nỗi lo của phụ huynh mang tên trường công - Ảnh 15.

Cuộc đua vào lớp 10 và nỗi lo của phụ huynh mang tên trường công - Ảnh 16.

Cuộc đua vào lớp 10 và nỗi lo của phụ huynh mang tên trường công - Ảnh 17.

"Làm được bài thi không con...?", câu hỏi của không riêng gì một phụ huynh nào mỗi khi con ra khỏi phòng thi

chọn
Hình ảnh đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang qua cầu Xuân Cẩm vừa thông xe
Tuyến đường kết nối từ nút giao Bắc Phú, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến cầu Xuân Cẩm ở Sóc Sơn, Hà Nội dài 4,2 km vừa thông xe kỹ thuật.