Phương án B của Trump sau thất bại lệnh cấm nhập cư

Sau thất bại ở Tòa phúc thẩm, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang chờ đợi cơ hội bảo vệ lệnh cấm nhập cảnh gây tranh cãi, hoặc ban bố một sắc lệnh hoàn toàn mới, dù chắc chắn phải mất nhiều thời gian.
phuong an b cua trump sau that bai lenh cam nhap cu Mỹ bảo vệ thẩm phán xử Trump thua kiện
phuong an b cua trump sau that bai lenh cam nhap cu Toà án Mỹ 'đóng băng' lệnh cấm nhập cảnh của Trump
phuong an b cua trump sau that bai lenh cam nhap cu
Tổng thống Donald Trump gặp không ít rắc rối với sắc lệnh di trú. Ảnh: Getty

Chính quyền Trump dường như đang hợp sức cho ra một “phiên bản mới" sắc lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân từ 7 quốc gia Hồi giáo và người tị nạn. Sắc lệnh ông Trump ký ngày 27/1 trước đó có hiệu lực vẻn vẹn trong một tuần, trước khi bị một thẩm phán liên bang ở Washington chặn đứng.

Bất chấp kêu gọi từ chính Trump rằng sắc lệnh nhằm bảo vệ nước Mỹ, chính quyền của ông vẫn không đủ sức thuyết phục Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9 ra phán quyết “đảo ngược” để khôi phục lệnh cấm.

Phán quyết của Tòa phúc thẩm nêu rõ: “Chính phủ không thể chỉ ra bằng chứng cho thấy bất kỳ người nào từ các quốc gia nằm trong danh sách của sắc lệnh đã gây ra khủng bố tại Mỹ”.

Ông Trump đã bày tỏ sự thất vọng và tuyên bố đáp trả phán quyết này. “Hẹn gặp lại ở tòa án, an ninh quốc gia của chúng ta đang bị đe dọa”, ông viết trên Twitter.

Giờ đây, các quan chức Nhà Trắng có lẽ đang chuẩn bị kế hoạch B – viết lại lệnh cấm để nó không còn lỗ hổng trước thách thức hiến pháp.

Sáng 10/2, theo NBC, dù Nhà Trắng tuyên bố vẫn tin sắc lệnh di trú sẽ giành được chiến thắng cuối cùng tại Tòa án Tối cao, cơ quan này đang cân nhắc sửa đổi nó. Quá trình thực thi sắc lệnh diễn ra hỗn loạn và không phù hợp trong suốt tuần đầu ban bố có thể tác động tới phán quyết của tòa và khiến đội ngũ của ông Trump phải cẩn trọng hơn khi viết sắc lệnh mới. Nếu loại bỏ một số điểm yếu trong lệnh cấm gốc, sắc lệnh mới có thể cho thấy thiện ý tốt của chính quyền Trump.

Giới hạn lệnh cấm

Một số vấn đề chính quyền Trump đang phải đối mặt ở tòa án có thể được “hóa giải” bằng cách viết lại sắc lệnh một cách cẩn thận hơn. Sự vội vàng và bất cẩn trong sắc lệnh di trú ban đầu không đủ sức thuyết phục rằng, nó được ban hành vì an ninh quốc gia.

Các tòa án yêu cầu chính phủ liên bang cung cấp bằng chứng, công khai hoặc kín, để chứng minh vì sao 7 nước trong sắc lệnh bị liệt vào danh sách đen. Tòa án cho rằng đây là động thái “rất không bình thường” và ám chỉ họ không tin có một lý do thực sự chính đáng ở phía sau.

Trên thực tế, những rắc rối mà các cơ quan Mỹ phải đối mặt khi cho phép người dân nước khác nhập cảnh (Cơ quan di trú), hay kiểm soát hoạt động của những người nhập cảnh/nhập cư vào Mỹ (Bộ an ninh nội địa) có thể là “cơ sở hợp lý” để liệt 7 quốc gia trên vào danh sách đen.

Tòa phúc thẩm khu vực 9 không tin vào bản dự thảo của sắc lệnh di trú. Phiên tòa ngày 9/2 bác “bản ghi nhớ” mà cố vấn Nhà Trắng Don McGahn gửi tuần trước, trong đó miễn áp dụng lệnh cấm đối với những người có thẻ xanh.

Ngoài ra, để chứng minh tính thiện chí trong sắc lệnh mới, chính quyền Trump sẽ cẩn trọng trong việc giới hạn phạm vi lệnh cấm để nó không gặp khó khi bị tòa “hỏi vặn”.

Ví dụ: những đối tượng không phải công dân Mỹ có quyền lập hiến khác nhau, nhưng tòa án thường thống nhất rằng, người cư trú hợp pháp có quyền tố tụng và những người nhập cư cùng đối tượng có thị thực ở Mỹ ít nhất cũng có quyền tố kiện cáo. Vì khiến những người sắp rời hay chuẩn bị tới Mỹ cảm thấy nguy hiểm, sắc lệnh di trú dễ bị thách thức hơn.

phuong an b cua trump sau that bai lenh cam nhap cu
Người biểu tình phản đối chính sách nhập cư của ông Trump ở New York. Ảnh: Reuters

Nếu sắc lệnh di trú chỉ áp dụng đối với người chưa từng nhập cảnh Mỹ, điều này sẽ khiến người chỉ trích khó tìm ra kẽ hở. Bởi Mỹ không có bất kỳ quy định nào cho phép ai đó nhập cảnh chỉ vì anh ta có visa và cơ quan hành pháp có quyền từ chối thị thực nhập cảnh của bất cứ ai.

Sở Tư pháp đã đề nghị Tòa phúc thẩm khu vực 9 hạn chế quyền lực của tòa cấp dưới đối với lệnh cấm, do đó lệnh này chỉ áp dụng đối với đối tượng đã nhập cảnh Mỹ - giúp lệnh cấm sẽ không có hiệu lực đối với người mới đến.

Tuy nhiên, các thẩm phán Tòa phúc thẩm khu vực 9 bác bỏ lập luận đó vì cho rằng họ không có thẩm quyết viết lại sắc lệnh giúp nó hợp hiến, theo VOX.

Điểm yếu lớn nhất

Trong khi chính quyền Trump có lẽ đang tập trung soạn thảo một sắc lệnh di trú mới, các nhà chỉ trích có thể tiếp tục “lôi” những tuyên bố chống Hồi giáo mà ông Trump từng phát ngôn để phản bác lệnh cấm mới.

Họ có thể nêu ra sự kiện tháng 12/2015, khi đó Trump còn là ứng viên đảng Cộng hòa, kêu gọi “cấm cửa hoàn toàn tất cả người Hồi giáo” vào Mỹ. Hoặc trong chiến dịch tranh cử năm 2016, ông Trump đề xuất cấm cư dân một số nước “bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa khủng bố” nhập cảnh Mỹ.

Trong cuộc phỏng vấn với Christian Broadcasting Network trước khi ký sắc lệnh di trú, Tổng thống Trump nói hạn chế trong lệnh cấm người tị nạn – những người thuộc “cộng đồng tôn giáo thiểu số” là cách bảo vệ “người Kitô hữu Trung Đông”.

Xét trên quan điểm pháp lý, chưa rõ liệu những tuyên bố “sặc mùi” chống Hồi giáo của ông Trump có gây khó cho sắc lệnh di trú hay không. Do đó, Tòa phúc thẩm khu vực 9 tỏ ra cẩn trọng khi tránh đề cập đến bất kỳ điều gì xung quanh câu hỏi này trong phán quyết ngày 9/2, và ít nhất một trong 3 vị thẩm phán hoài nghi những điều ông Trump nói trong chiến dịch tranh cử là bằng chứng, khi chính tòa án là cơ quan giữ vai trò trung lập về vấn đề tôn giáo.

Đối với những thẩm phán tin rằng bình luận của ông Trump là bằng chứng "tố" ý đồ chống Hồi giáo, sắc lệnh mới có thể ban ra trong thời gian tới vẫn không thể loại bỏ được điểm yếu lớn nhất: Donald Trump, cùng những tuyên bố của ông.

chọn
[Photostory] Vị trí khu đô thị 72.000 tỷ đồng đang tìm chủ tại Biên Hòa
Khu đô thị Hiệp Hòa có vị trí thuộc phường Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, quy mô quy hoạch khoảng 293 ha, với tổng mức đầu tư hơn 72.000 tỷ đồng.