PR phim: Bao giờ các nhà làm phim Việt mới 'sòng phẳng' với khán giả?

Đạo diễn – diễn viên Ngô Thanh Vân đã từng khóc trong buổi họp báo phim “Tấm Cám truyện chưa kể” và kêu gọi khán giả ủng hộ phim của chị cho dù không được chiếu ở cụm rạp điểm. Đạo diễn Quang Huy với sự lạm dụng câu chuyện của Wanbi Tuấn Anh trong “Chàng trai năm ấy” khi PR phim. Câu hỏi đặt ra với các nhà làm phim là: “Bao giờ nhà sản xuất mới “sòng phẳng” được với khán giả Việt?”
pr phim bao gio cac nha lam phim viet moi song phang voi khan gia
"Tấm Cám - chuyện chưa kể" gây thất vọng bởi nội dung phim không "hoành tráng" như khi PR trên truyền thông

Lạm dụng PR quá đà

PR cho phim (hay các sự kiện nghệ thuật) là việc nên làm để đảm bảo thành công về độ lan truyền cũng như kết quả là doanh thu của phim. Điện ảnh thế giới hay điện ảnh khu vực và cả điện ảnh trong nước đều có chung một “mẫu số” PR cho phim ngay từ khi casting, thậm chí là khi vừa có kịch bản. Hiệu quả của PR là điều không thể chối cãi, nhờ có PR từ nhiều hình thức (công bố ekip làm phim, giới thiệu diễn viên chính, hậu trường phim...) mà bộ phim được biết tới ngay từ khi bấm máy. Điều này sẽ gây sự tò mò, háo hức cho khán giả khi phim được chú ý ngay từ giai đoạn tiền kì cho đến khi ra rạp và công chiếu.

Ở Việt Nam, việc PR cho phim được các nhà sản xuất làm khá chuyên nghiệp, giống với quy trình sản xuất phim quốc tế. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố “thuần Việt” mà các nhà làm phim đã tận dụng PR hơi quá đà, dẫn đến sự khoa trương so với thực tế, thậm chí có phim PR gây phản cảm với khán giả.

Còn nhớ năm 2014, “Chàng trai năm ấy” do đạo diễn Quang Huy làm "chủ xị". Lấy nguyên mẫu hình ảnh chàng ca sĩ trẻ tài năng nhưng thiệt phận là Wanbi Tuấn Anh lên phim, bộ phim gây được sự thu hút rất lớn từ fans của Wanbi cũng như những ca sĩ tham gia phim khi đó là: Sơn Tùng, Ngô Kiến Huy, Phạm Quỳnh Anh, Hariwon...

Phim sẽ là một câu chuyện độc lập và tròn trịa nếu như ông bầu Quang Huy không PR một cách quá đà về câu chuyện của nguyên mẫu. Cho dù đạo diễn cho chia sẻ thật tình là “nếu không có Wanbi thì không có bộ phim này” thì khán giả vẫn thấy được sự lạm dụng hình ảnh của Wanbi trong truyền thông của bộ phim (cho dù bộ phim đủ tư cách để đứng độc lập mà không cần nhắc đến nguyên mẫu quá nhiều). Sau khi công chiếu, bộ phim đã vấp phải sự phản đối của quản lí và gia đình nam nghệ sĩ quá cố khi có nhiều tình tiết bị cho là phản cảm, không đúng sự thật.

Tương tự, chiêu PR của “Tấm Cám truyện chưa kể” của Ngô Thanh Vân cũng được cho là quá đà khi nữ đạo diễn khóc lóc trong buổi họp báo vì cụm rạp CGV không chiếu bộ phim đầu tay của cô khi hai bên không đạt được thỏa thuận chung. “Đả nữ” đã chốt lại tinh thần của buổi họp báo là khán giả hãy ủng hộ phim Việt cho dù không được chiếu ở cụm rạp hot?!

pr phim bao gio cac nha lam phim viet moi song phang voi khan gia
"Vòng eo 56" là bộ phim hứng "gạch" nhiều nhất của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng dù PR rầm rộ

“Bối rối” nhất trong các phim PR gần đây có lẽ là “Vòng eo 50” của diễn viên Ngọc Trinh kiêm nhà sản xuất và đạo diễn là Vũ Ngọc Đãng. Sử dụng từ “bối rối” là bởi vì khán giả cảm thấy đúng là bối rối khi “nguyên mẫu” kiêm luôn diễn viên chính và nhà sản xuất, tự tung tự hứng một loạt tuyên ngôn trong phim “Tôi không làm gái, tôi chỉ là người thứ 3” và ca ngợi một lối sống thực tế quá đà (hay thực dụng) của một nhân vật gây nhiều tranh cãi về cả tài năng và lối sống.

Phim đạt được thành công “dữ dội” về mặt PR khi nữ chính là Ngọc Trinh “nữ hoàng nội y” cùng với đạo diễn Vũ Ngọc Đãng lần đầu kết hợp, tuy rằng sau đó hứng một “rổ đá” vì phim... dở.

Bao giờ các nhà làm phim Việt mới “sòng phẳng” với khán giả?

Khán giả Việt vốn dễ tính, thậm chí luôn ủng hộ điện ảnh nước nhà. Bằng chứng là cứ đến hẹn lại lên hàng chục phim hài nhảm dịp Tết ra rạp, khán giả vẫn đến xem ủng hộ, cho dù họ hoàn toàn có thể bỏ tiền để xem nhiều bộ phim khác “trên cơ” điện ảnh Việt cùng chiếu ở thời điểm đó.

Khán giả Việt tuy dễ tính nhưng cũng biết cách thưởng thức “món ngon” là những phim bom tấn thế giới thay vì “mắm muối dưa cà” của phim Việt. Họ yêu phim Việt và ủng hộ phim Việt vô điều kiện, cho dù mỗi lần đến xem phim là mỗi lần như đánh cược với niềm tin của chính mình về bộ phim đó. Nói không ngoa, khán giả Việt đi xem phim rạp do Việt Nam sản xuất không khác gì chơi xổ số, rất chi là hên xui, bởi vì với điện ảnh Việt chưa có một ngôi sao nào xứng đáng là bảo chứng doanh thu, cũng chưa có một biên kịch nào xứng danh “biên kịch quốc dân” viết phim nào hot phim đó, những đạo diễn có tầm như Victor Vũ hay Dũng Khùng hoặc Charlie Nguyễn... cũng hên xui phim hay phim dở...

pr phim bao gio cac nha lam phim viet moi song phang voi khan gia
"Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" và "Em là bà nội của anh" là hai phim dành được nhiều tình cảm của khán giả ở nội dung phim thuyết phục chứ không phải chiêu trò PR.

Cả một nền điện ảnh “chơi vơi” như vậy khiến khán giả vô cùng “mông lung” khi đi xem phim Việt ở rạp, họ chỉ còn biết đặt niềm tin mơ hồ vào những gì họ đọc được từ các kênh truyền thông. Vì thế, PR cho phim Việt luôn là bí kíp để một bộ phim đến được với khán giả, tuy thế điểm cốt lõi lại không phải là PR mà chính là nội lực của phim. “Em là bà nội của anh” và “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là hai bộ phim không “treo đầu dê bán thịt chó” với khán giả khi PR và nội dung đều hấp dẫn, vừa phải và khá trung thực với những gì khán giả cảm nhận trước và sau khi xem phim.

Nhìn lại những chiêu PR phim của điện ảnh Việt, không ít người đặt ra câu hỏi: “Khi nào thì các nhà làm phim mới ‘sòng phẳng’ với khán giả? Khi nào thì các nhà làm phim không cần bám víu vào lòng thương cảm của khán giả mà tự tin với sản phẩm của chính mình khi ra rạp?”. Khi nào??? Câu hỏi xin dành cho các nhà làm phim Việt.

chọn
Điều gì đang diễn ra trên thị trường BĐS công nghiệp?
Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư BĐS công nghiệp ngoại, giá thuê đất bình quân và giá thuê nhà xưởng, kho bãi trong quý I đã tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo quý II, nhu cầu thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các KCN có thể tăng nhẹ.