Qatar Airways: Từ đại gia hàng đầu thành 'kẻ cơ hàn'

Khi mà không phận đã nhỏ bé còn bị giới hạn tứ phía, thực sự, đất nước Qatar đang ở thế khó khăn còn Qatar Airways thì chỉ còn thoi thóp. 

Qatar Airways là một hãng hàng không đóng trụ sở tại Doha, Qatar. Hãng có quyết định thành lập ngày 22/11/1993 và bắt đầu hoạt động vào ngày 20/01/1994.

Năm 2011, Qatar Airways được nhận giải thưởng vinh hạnh "Hãng hàng không của năm” tại lễ trao giải Skytrax Airlines. Qatar Airways cũng là hãng hàng không đầu tiên được Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế kiểm tra và đánh giá sự nghiêm ngặt tuân thủ các quy định an toàn, trong năm 2003.

qatar airways tu hang dau thanh ke co han vi chinh tri

Và sau đó, các lần kiểm tra định kì khác, hãng đều nhận được kết quả đánh giá an toàn 100%. Hãng hàng không này đang hoạt động rất tốt và có tầm nhìn phát triển trở thành hãng hàng không hàng đầu của khu vực châu Á.

Tuy nhiên, sau xung đột của Qatar với các quốc gia Ả Rập, Qatar Airways bất ngờ trở thành nạn nhân đáng thương nhất.

"Không phận của Qatar rất nhỏ; nước này phần lớn bị bao vây bởi không phận Bahrain. Một phần nhỏ ở phía nam do Ả Rập Xê-út quản lý trong khi UAE kiểm soát phía đông" - tổ chức tư vấn hàng không CAPA của Australia cho biết.

Chính vì thế, khi mà các quốc gia Ả Rập khác đồng loạt từ bỏ mối quan hệ đối tác, Qatar Airways lập tức lâm nguy.

Ả Rập Xê-út là quốc gia đầu tiên dừng các đường bay tới Qatar cũng như không cho phép máy bay của Qatar Airways đi qua. Quốc gia này không phải là thành viên của IASTA và có thể đóng cửa không phận với Qatar một cách hợp pháp.

Các quốc gia còn lại có liên quan không phận với Qatar là Bahrain và UAE đều không được phép đóng cửa với máy bay của Qatar. Tuy nhiên, với việc cả hai quốc gia không "mặn mà" với việc duy trì quan hệ, Qatar Airways đã chủ động thông báo trên website rằng hãng đã hủy các chuyến bay đến Bahrain, Ai Cập và UAE cho đến khi "có thông báo mới".

qatar airways tu hang dau thanh ke co han vi chinh tri

Thông báo này đưa ra vào ngày 6/6. Tức là chỉ 1 ngày sau khi không phận của Ả Rập Xê-út chính thức đóng lại.

Đây được xem là động thái đẩy Qatar Airways vào thế khó bởi lẽ lượng khách hàng chủ yếu của họ đều là di chuyển tới các quốc gia láng giềng. “Một chuyến bay tới châu Âu từng mất 6 tiếng nay có thể lên tới 8 hoặc 9 tiếng vì thay đổi đường bay”, Ghanem Nuseibeh, giám đốc công ty tư vấn Cornerstone Global nói.

Nhiều chuyến bay từ Doha tới các nước châu Á và Australia sẽ bị mất thời gian hơn vì Qatar Airways phải bay vòng, tránh không phận của 3 nước láng giềng. Những hành khách bị ảnh hưởng sẽ có các lựa chọn thay thế và bồi thường tiền vé.

Chưa có thông tin về thiệt hại của Qatar Airways, thế nhưng, rõ ràng, nó là một con số khổng lồ. Theo chuyên gia Diogenis Papiomytis của hãng Frost & Sullivan, hơn 10% số ghế ngồi trên các chuyến bay đến và đi khỏi Qatar của Qatar Airways phụ thuộc vào bốn nước đang áp đặt lệnh cấm.

Như vậy, Qatar Airways đang hoạt động cầm chừng và đang trông chờ vào những chuyến bay thẳng tới New York, Atlanta, Los Angeles, hay các địa điểm châu Âu bao gồm: London, Paris, Geneva. Những đường bay này không hề bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, việc bất ổn về chính trị tại đây cũng sẽ khiến cho lượng khách du lịch từ các địa điểm trên giảm đi khá nhiều. Quan trọng hơn, năm 2017, chắc chắn xếp hạng của Qatar Airways sẽ thụt lùi.

Đây là điều đáng tiếc bởi lẽ trong 2 thập kỉ qua, Qatar Airways đã trở thành một trong những hãng hàng không quốc tế có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Năm 2015, trang web đánh giá hãng hàng không do người tiêu dùng bình chọn đã đánh giá Qatar là hãng hàng không tốt nhất thế giới.

Như vậy, từ vị thế hàng đầu, Qatar Airways bất chợt thụt lùi trở thành "kẻ cơ hàn" của hàng không thế giới chỉ vì những bất ổn về chính trị. Nếu không có những giải pháp kịp thời hoặc những tiến triển trong đàm phán của Chính phủ, Qatar Airways sẽ còn mất nhiều hơn trong tương lai và đối diện với nguy cơ tụt hậu.

chọn
Hình ảnh tiến độ KCN hơn 2.300 tỷ đồng của Ecoland ở Hưng Yên
Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 3 được thực hiện tại huyện Khoái Châu, huyện Yên Mỹ và huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên) có quy mô 159,7 ha với tổng vốn đầu tư là 2.310 đồng.