Qatar bị 'từ mặt', dân cuống cuồng tích trữ lương thực

Sau khi 5 nước Arab tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao, người dân ở Qatar đang đổ xô đến cửa hàng, siêu thị để tích trữ lương thực vì lo ngại điều này đến ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm, bất chấp những lời trấn an của chính phủ. 
dan qatar cuong cuong tich tru luong thuc sau vu bi cat quan he ngoai giao
Người dân xếp hàng mua hàng hoá tại một cửa hàng ở Doha hôm 5/6. Ảnh: AFP

Chỉ vài giờ sau khi 5 nước Arab tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, người dân Doha đã xếp hàng dài ở siêu thị tại City Center, một trong những trung tâm mua sắm lớn nhộn nhịp nhất thủ đô. Họ chất đầy những chiếc giỏ và xe chở hàng nhiều lương thực phổ biến như gạo, gà và sữa.

Trong số hàng trăm người mua hàng đang cuống cuồng tìm mua hàng trong siêu thị, Azir, một người Sri Lanka, cho biết anh đến đây khi người thân từ quê nhà gọi điện thông báo tình hình, sau khi theo dõi tin tức qua truyền hình.

"Tôi đang ngủ thì điện thoại reo. Gia đình tôi từ Sri Lanka gọi điện đánh thức tôi dậy. Tôi đến đây vì lo lắng tình hình khủng hoảng", anh nói. Chiếc xe chở hàng của anh chất đầy bỉm cho đứa con nhỏ 18 tháng tuổi.

Theo AFP, Qatar chỉ có biên giới trên bộ với Saudi Arabia và phụ thuộc lớn và nguồn thực phẩm nhập khẩu từ các nước vùng Vịnh. Qatar nhập khẩu nhiều thực phẩm như gà từ Saudi Arabia.

Sau thông tin 5 nước Arab cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, người dân địa phương đã lên mạng xã hội nói về việc họ sẽ phải ăn thịt gia cầm từ Oman.

Ernest, đến từ Lebanon, cho biết anh tới đây mua sắm vì nhiều người khác cũng nháo nhác tìm đến siêu thị, cửa hàng để tích trữ thực phẩm.

"Đây là một cái vòng luẩn quẩn. Tôi cần phải mua pasta", Ernest nói khi đang cùng gia đình dùng không chỉ một, mà tới hai chiếc xe đẩy.

Cảnh tượng này cũng được chứng kiến tại chuỗi cửa hàng Monoprix, nơi các nhân viên cho biết đây là một trong những ngày bận rộn nhất họ từng trải qua vì lượng khách đến quá đông.

Tại siêu thị Al-Meera ở gần đó, người mua hàng cũng đang ùa đến để mua gom thực phẩm, trong đó có Denis, người Đức. Tuy nhiên, anh không quá lo lắng mà cho rằng đây chỉ là "cơn bão nhất thời", bởi Qarar là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới.

"Chỉ là một tấm thẻ vàng thôi", anh nói, nhắc đến việc nước chủ nhà World Cup 2022 bị tẩy chay. "Họ có thể làm gì chứ? Qatar là một trong những nước giàu nhất thế giới".

Để tránh tình trạng người dân mua sắm tràn lan, chính phủ Qatar thông báo các tuyến đường hàng hải và hàng không vẫn duy trì hoạt động nhập khẩu.

Thông báo cho hay, "chính phủ sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đập tan những âm mưu làm huy hại nền kinh tế và xã hội Qatar".

Theo AFP, một lĩnh vực có thể bị ảnh hưởng nặng nề là xuất khẩu, bao gồm các mặt hàng như thiết điện tử và máy móc, hay gia súc được vận chuyển bằng đường bộ tới Saudi Arabia.

Thống kê của Liên Hợp Quốc cho thấy trong năm 2015, Qatar xuất khẩu sang Saudi Arabia đạt kim ngạch 896 triệu USD. Quyết định cấm bay từ các nước vùng Vịnh cũng có thể ảnh hượng nặng nề đến ngành du lịch của Qatar. Người dân Saudi láng giềng vẫn thường sang Qatar trong dịp lễ Eid al-Fitr, sau tháng ăn chay Ramadan.

"Đây là một tin xấu, một tin rất xấu", tài xế Raihan thở dài.

dan qatar cuong cuong tich tru luong thuc sau vu bi cat quan he ngoai giao Nguyên nhân khiến các nước vùng Vịnh đồng loạt cắt đứt quan hệ với Qatar
chọn
Dự án Mỹ Đình Pearl được điều chỉnh 1.790 m2 đất văn phòng sang chung cư
Tổ hợp Mỹ Đình Pearl được điều chỉnh 1.790 m2 từ đất văn phòng sang đất để xây dựng công trình hỗn hợp có nhà ở.