Giữa đất nước Qatar giàu sang, lao động nhập cư vẫn sống trong cơn ác mộng

Khu trại dành cho người lao động nhập cư nằm không xa dãy nhà máy ảm đảm và phủ đầy bụi bẩn. Ít ai ngờ rằng chỉ cách Doha, trái tim của đất nước Qatar nổi tiếng giàu có, chừng 30 km, đây là chỗ nghỉ ngơi mỗi đêm của hàng nghìn công nhân nhập cư nước ngoài.
giua dat nuoc qatar giau sang lao dong nhap cu van song trong con ac mong Khủng hoảng Qatar: Dân vét sạch đồ trong siêu thị

Là đất nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới, nhưng trên thực tế, Qatar bị chia rẽ thành hai thế giới khác biệt. Một bên là thế giới của những tòa nhà chọc trời, trường đại học và bảo tàng được thiết kế công phu - minh chứng cho sự phát triển của quốc gia dầu mỏ giàu có.

Còn một bên là không gian chật hẹp, chật chội, thậm chí còn được ví như khu ổ chuột, của lao động nhập cư. Một thế giới gần như không có sự hiện diện của người Qatar.

"Người Qatar sẽ nói chuyện gì với chúng tôi đây?. Đến quản đốc cũng không thèm nói chuyện với chúng tôi", người đàn ông Pakistan làm lái xe chở lao động nhập cư đến các công trình xây dựng, cho biết.

Trong 14 năm sống ở đây, ông chưa bao giờ tiếp xúc với một người Qatar. Ông cũng chưa bao giờ đặt chân đến khách sạn hạng sang, trung tâm mua sắm hay rảo bước trên con đường dọc bờ biển, ghé thăm các bảo tàng hay công trình nổi tiếng.

giua dat nuoc qatar giau sang lao dong nhap cu van song trong con ac mong
Lao động nhập cư tại một công trường xây dựng ở Doha, Qatar. Ảnh: AFP

Nô lệ hiện đại

Qatar có tỷ lệ người nhập cư cao nhất thế giới, chiếm khoảng 12% dân số. Phần lớn lao động là người đến từ các nước Nam Á và đã phải trả hàng trăm, hàng nghìn USD để tìm việc qua trung tâm môi giới.

Cuộc sống ở đất nước giàu có này khắc nghiệt hơn so với họ hình dung. Mỗi ngày, họ lăn lộn dưới cái nắng 40 độ 12-15 tiếng. Nếu làm hỏng hóc đồ đạc hay nghỉ ốm, các công ty dọa sẽ phạt tiền, cắt lương hoặc thậm chí tịch thu hộ chiếu.

Trong các cuộc phỏng vấn, hàng chục lao động tiết lộ họ đã làm việc trong điều kiện không khác gì nô lệ. Họ phải ngủ trong những căn phòng chật chội nhét đến 10 người, làm việc quần quật hàng ngày để kiếm mức lương chưa đến 4.000 USD/năm.

Theo Washington Post, thực tế đó khác xa cuộc sống giàu có của một công dân Qatar. Ngay từ khi sinh ra, người Qatar nghiễm nhiên được hưởng thụ cuộc sống nhung lụa nhờ sự bao cấp của chính phủ. Họ được khám chữa bệnh, đi học và nằm viện miễn phí, cũng không phải trả tiền điện nước hàng tháng và nộp thuế cho chính phủ.

Với việc đăng cai World Cup 2022, Qatar gọi đây là cơ hội để tạo ra sự thay đổi đối với cả đất nước và khu vực. Khi giải bóng đá tầm cỡ quốc tế đang đến gần, Qatar gấp rút xây dựng sân vận động, tàu điện ngầm và nhiều công trình hiện đại khác.

Nasser al-Khater, người phát ngôn Ủy ban Cấp cao World Cup 22, hy vọng rằng việc cải thiện điều kiện lao động ở Qatar sẽ là một trong những di sản xã hội quan trọng trong kỳ World Cup này.

Song, điều đó không hề đơn giản.

Tháng 9/2013, tờ Guardian tiết lộ kết quả điều tra cho thấy hàng chục lao động Nepal đã chết trong lúc làm việc và hàng nghìn người khác đối mặt với nguy cơ trở thành nô lệ thời hiện đại. Các trường hợp tử vong liên quan đến đau tim hay suy tim, hệ quả từ những cơn say nóng trong điều kiện làm việc khắc nghiệt.

Tổ chức Ân xá quốc tế kêu gọi FIFA "đưa ra thông điệp mạnh mẽ, kêu gọi chấm dứt tình trạng vi phạm nhân quyền tại các công trình xây dựng liên quan đến World Cup".

Còn trong báo cáo thường niên công bố hồi đầu năm 2013, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết dù đã cam kết cải cách chất lượng lao động, dường như vẫn không có tiến triển nào ở Qatar.

"Nếu điều đó vẫn tồn tại, giải đấu này sẽ biến Qatar thành 'lò' bốc lột và gây đau khổ cho những người lao động", Jan Egeland, giám đốc châu Âu của tổ chức, nhấn mạnh.

giua dat nuoc qatar giau sang lao dong nhap cu van song trong con ac mong
Lao động nhập cư xếp hàng trở về nhà sau một ngày làm việc ở công trình xây dựng. Ảnh: EPA

Nơi nào là thiên đường

Giới chuyên gia nhận định một số thành viên hoàng gia có thể quan tâm đến việc cải cách, song gặp phải nhiều trở ngại từ trong nước.

Theo chuyên gia Justin Gengler, hầu hết người Qatar đều nghĩ rằng hệ thống giám sát lao động nhập cư Kafala, nguyên nhân chính dẫn đến lạm dụng lao động, cần được giới hạn. Hệ thống này ràng buộc công nhân nhập cư bằng hợp đồng, với các điều khoản quy định khắt khe, khiến người lao động không thể tự do đi lại hay tìm một công việc khác.

Trong khi đó, nhiều lao động nhập cư cho rằng, thái độ của công dân Qatar đối với vấn đề đẳng cắp và tầng lớp khiến họ khó cảm thông với người lao động.

Tại các khu trại, lao động nước ngoài mô tả cuộc sống hàng ngày khổ cực đến mức nhiều người không thể chịu nổi và phải tìm cách ra đi.

"Tôi ghét làm việc ở đây", một tài xế người Ấn Độ nói. "Tôi ở đây chỉ vì buộc phải ở thôi".

Trong 6 năm qua, anh chỉ được về nhà hai lần, lần gần nhất là để kết hôn. Chỉ được ở cạnh vợ một tháng, anh đã quay lại Qatar.

Trong không gian ngập tràn bóng tối và bụi bặm, nhiều công nhân khác ngồi quanh anh cũng lần lượt kể những vất vả, nỗi cô đơn và câu chuyện của chính mình.

Tan làm, công nhân trở về khu trại trên những chiếc xe buýt vào lúc trời đã tối mịt. Vài người mặc áo khoác màu neon và tay cầm trên tay chiếc mũ bảo hộ, vài người vẫn mặc trang phục truyền thống của quê nhà.

Sau bữa tối với cơm, rau luộc và bánh roti, họ tranh thủ nghỉ ngơi để lấy sức làm việc từ 4h sáng hôm sau.

"Chúng tôi bị ném vào một khu rừng rất xa thành phố", một công nhân xây dựng người Bangladesh mô tả. "Còn người Qatar đang sống trên thiên đường".

giua dat nuoc qatar giau sang lao dong nhap cu van song trong con ac mong Vì sao Qatar không nao núng khi bị thế giới Arab cô lập?
giua dat nuoc qatar giau sang lao dong nhap cu van song trong con ac mong Cuộc sống nhung lụa của dân Qatar - nơi mọi thứ đã có chính phủ lo
chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.