Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất đến 2020, có tính đến 2030

Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020, có tính đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt ngày 18/9/2013.

Quy hoạch xác định phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp hóa chất đạt bình quân từ 14% đến 16% và tỷ trọng ngành công nghiệp hóa chất so với toàn ngành công nghiệp đạt đến 14% vào năm 2020 và đạt khoảng 15% vào năm 2030.

Quy hoạch của một số nhóm sản phẩm đến năm 2020, có tính đến năm 2030 như sau:

Nhóm sản phẩm

Đến năm 2020

Đến năm 2030

Phân bón

Chuyển dần các cơ sở sản xuất phân supe lân đơn sang sản xuất supe lân giàu chứa khoảng 28% P2O5

Sản xuất phân đa thành phần NPK có tổng hàm lượng chất dinh dưỡng khoảng 30 ÷ 40%

Mở rộng sản xuất nhóm phân bón hữu cơ với tổng công suất khoảng 500.000 tấn/năm

Tiếp tục đầu tư và cải tạo mở rộng nhà máy đạm Hà Bắc, nhà máy DAP số 2, nâng tổng công suất các nhà máy DAP lên 1.000.000 tấn/năm

Nhà máy phân kali tại Lào công suất giai đoạn đầu 320.000 tấn/năm, sau đó nâng công suất nhà máy trên lên 700.000 tấn/năm

Các nhà máy phân bón NPK với tổng công suất từ 3,5 đến 4,0 triệu tấn/năm

Nâng tổng công suất các nhà máy phân lân nung chảy lên khoảng 1,0 ÷ 1,2 triệu tấn/năm

Mở rộng, nâng công suất nhà máy tuyển quặng apatit loại III Bắc Nhạc Sơn lên 700.000 tấn/năm; xây mới nhà máy tuyển quặng apatit loại II công suất 800.000 tấn/năm

Xem xét đầu tư sản xuất phân bón sunfat amon

 

Hóa chất bảo vệ thực vật

 

Nâng công suất sản xuất hoạt chất gốc cacbamat kỹ thuật lên 10.000 tấn/năm

Đầu tư mới nhà máy sản xuất hoạt chất họ azole và dẫn xuất có công suất 1.000 tấn/năm

Đầu tư hai nhà máy sản xuất hoạt chất nhóm pyrethroide, khoảng 4 ÷ 5 hoạt chất với tổng công suất khoảng 1.500 tấn/năm

Đầu tư nhà máy sản xuất chất hoạt động bề mặt công suất 8.000 ÷ 10.000 tấn/năm

Tiếp tục đầu tư chiều sâu, áp dụng công nghệ sản xuất, gia công tiên tiến; tạo ra những sản phẩm dễ sử dụng, thân thiện với môi trường, có khả năng phân hủy

Hoá dầu

Đầu tư xây dựng mới nhà máy sản xuất axit terephthalic (PTA) công suất 300.000 tấn/năm; nhà máy sản xuất nhựa polystyren (PS) công suất 60.000 tấn/năm; các nhà máy: Xơ sợi tổng hợp polyeste công suất 270.000 tấn/năm và nhà máy nhựa polypropylen (PP) công suất 300.000 tấn/năm; nhà máy mono etylen glycol (MEG) công suất 200.000 tấn/năm; nhà máy nhựa polyvinylclorua (PVC) công suất 300.000 tấn/năm; nhà máy sản xuất methanol công suất 300.000 tấn/năm và các sản phẩm từ methanol; mở rộng nhà máy sản xuất chất hóa dẻo lên công suất 75.000 tấn/năm

Nghiên cứu xây dựng Tổ hợp hóa chất đi từ nguồn nguyên liệu là than

Đầu tư xây dựng các nhà máy: Sản xuất PS công suất 100.000 tấn/năm; acrylonitrile butadiene styrene (ABS) công suất 100.000 tấn/năm và xơ sợi tổng hợp PET công suất 300.000 tấn/năm

 

Hoá dược

Đầu tư xây dựng mới nhà máy chiết xuất hóa dược có nguồn gốc thiên nhiên và bán tổng hợp công suất 150 ÷ 200 tấn/năm, nhà máy sản xuất hóa dược vô cơ và tá dược thông thường công suất 200 ÷ 400 tấn/năm, nhà máy sản xuất kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1 tổng công suất 600 tấn/năm, nhà máy sản xuất kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 2, 3 và 4 công suất 150 tấn/năm; nhà máy sản xuất tá dược cao cấp công suất 150 - 200 tấn/năm; nhà máy sản xuất một số thuốc thiết yếu khác công suất 1.000 tấn/năm, nhà máy sản xuất sorbitol công suất 30.000 tấn/năm nhằm đáp ứng nguyên liệu cho nhà máy sản xuất Vitamin C với công suất 1.000 tấn/năm

Đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng sản phẩm và nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới. 

Quy hoạch dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020 khoảng 15.118 triệu USD. Trong đó: Giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 9.335 triệu USD; giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 5.783 triệu USD.

Xem chi tiết: Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020, có tính đến năm 2030 TẠI ĐÂY.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.