Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến 2020, có xét đến 2030

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2020, có xét đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt ngày 5/12/2014.

Quy hoạch xác định mục tiêu sản lượng khai thác và chế biến quặng sắt cụ thể như sau: Giai đoạn đến năm 2015, tăng dần sản lượng khai thác và chế biến và đạt khoảng 7,2 triệu tấn (tương ứng 13,0 triệu tấn công suất); 

Giai đoạn 2016 - 2020, tăng dần sản lượng và đạt khoảng 17,5 triệu tấn (tương ứng 26,4 triệu tấn công suất); Giai đoạn 2021 - 2030, tăng dần sản lượng và đạt khoảng 25-25,5 triệu tấn (tương ứng 36-37 triệu tấn công suất).

Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2030 khoảng 20.282,5 tỷ đồng

Giai đoạn

Đến năm 2020

Giai đoạn 2021 - 2030

Quy hoạch phát triển thăm dò

 

Hoàn thành thăm dò 6 mỏ và biểu hiện quặng sắt đã được cấp phép khai thác

 

Hoàn thành khoảng 20 đề án thăm dò các mỏ, biểu hiện quặng sắt có triển vọng trên địa bàn các tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Gia Lai

Hoàn thành thăm dò quặng sắt mỏ Núi Đồi, tỉnh Quảng Ngãi

 

Thăm dò các mỏ và biểu hiện quặng sắt có triển vọng từ kết quả điều tra đánh giá tiềm năng quặng sắt trên địa bàn các tỉnh Bắc Kạn, Thanh Hóa và Bình Thuận

 

Thăm dò tiếp một số khu vực có triển vọng quặng sắt laterit Tây Nguyên

Quy hoạch phát triển khai thác, chế biến (tuyển quặng)

 

Đầu tư cải tạo, mở rộng nâng công suất 16 mỏ và đầu tư mới 35 mỏ, biểu hiện quặng sắt có triển vọng trên địa bàn các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Quảng Ngãi, Gia Lai. Trong đó, phấn đấu hoàn thành xây dựng và khai thác và chế biến quặng sắt mỏ Thạch Khê đạt công suất 5 triệu tấn/năm (giai đoạn 1), khai thác và chế biến quặng sắt mỏ Quý Xa đạt công suất 3 triệu tấn/năm (giai đoạn 2). Thực hiện khai thác và chế biến thử nghiệm quặng sắt laterit ở tỉnh Gia Lai

 

Đầu tư mở rộng và đầu tư mới khai thác và chế biến quặng sắt tại 9 mỏ, biểu hiện quặng có triển vọng và khu quặng sắt trên địa bàn các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Quảng Ngãi

 

Căn cứ kết quả điều tra cơ bản và thăm dò các mỏ và biểu hiện quặng sắt đánh giá có triển vọng trên địa bàn các tỉnh Bắc Kạn, Thanh Hóa và Bình Thuận, vùng Tây Nguyên (tỉnh Gia Lai); thực hiện đầu tư một số dự án khai thác và chế biến quặng sắt.

Quy hoạch dự báp nhu cầu quặng và tinh quặng sắt cho ngành luyện kim trong nước đến năm 2015 đạt khoảng 7,2 triệu tấn, năm 2020 đạt khoảng 18 triệu tấn, năm 2025 đạt khoảng 32 triệu tấn và năm 2030 đạt khoảng 41 triệu tấn.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho công tác thăm dò, khai thác và chế biến quặng sắt đến năm 2030 dự kiến khoảng 20.282,5 tỷ đồng, trong đó: thăm dò khoảng 692,5 tỷ đồng, khai thác và chế biến (tuyển) quặng sắt là khoảng 19.590 tỷ đồng.

Xem chi tiết: Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2020, có xét đến năm 2030 TẠI ĐÂY.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.