Quy tắc ứng xử nơi công cộng: Nên hay không bêu tên người vi phạm?

Về bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng, nhiều người dân cho rằng có một số điều không phù hợp với thực tế và không nên bêu tên người vi phạm.
ung xu noi cong cong nen hay khong beu ten nguoi vi pham
Người lớn, trẻ nhỏ dẫm nát vườn hoa dưới gầm cầu vượt tại khu vực gần khách sạn Daewoo Hà Nội để xem diễu binh ngày 2/9/2015. Ảnh: Đoàn Lê

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội (VH&TT) vừa có thông báo về việc lấy ý kiến tổ chức, cá nhân làm việc, sinh sống, tham quan, học tập trên địa bàn về dự thảo “Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Tuy nhiên, một số người dân khi được hỏi cho rằng bộ Quy tắc này có nhiều điểm không phù hợp.

Nhiều điểm trong quy tắc không phù hợp?

Trao đổi với PV, anh Nguyễn Kim Sơn (28 tuổi, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng nên có quy tắc ứng xử nơi công cộng nhưng cần phải xây dựng nghiêm túc sau khi lấy ý kiến người dây. "Người dân là đối tượng điều chỉnh của quy tắc nên cần phải có ý kiến của họ. Ngoài ra, bộ quy tắc cần quy định rõ thế nào là hở hang, phản cảm, không đúng thuần phong mỹ tục", anh Sơn nói.

Cũng theo anh Sơn, Hà Nội là điểm đến của nhiều du khách quốc tế, họ có sự khác biệt về trang phục và văn hóa. Vì vậy, thành phố cần xem xét kỹ hơn về khía cạnh trang phục thế nào là phản cảm khi áp dụng vào thực tế.

Đồng quan điểm trên, chị Nguyễn Thị Hải Yến (27 tuổi, nhân viên văn phòng, Hoàng Mai, Hà Nội) cho rằng: "Việc áp dụng thuần phong mỹ tục của Việt Nam để áp dụng với khách du lịch đến từ nước khác có vẻ không hợp lý, gây tư tưởng áp đặt cho khách du lịch. Ngay cả đối với một số người Việt, nhất là các bạn trẻ, hiện nay, xu hướng ăn mặc cũng thoải mái và thay đổi nhiều so với trước đây khó có thể đưa ra chuẩn mực về sự phản cảm".

"Hay vấn đề hạn chế sử dụng điện thoại trong bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa. Không phải cứ sử dụng điện thoại là xấu hay là không tôn trọng người xung quanh. Mà mục đích sử dụng điện thoại như thế nào tại mỗi địa điểm mới quan trọng. Ví dụ ở bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa, người sử dụng điện thoại muốn chụp ảnh, lưu giữ thông tin, tra cứu, hay những cuộc gọi quan trọng, đột xuất,… thì không thể bảo người đấy hạn chế sử dụng điện thoại", chị Yến nói thêm.

ung xu noi cong cong nen hay khong beu ten nguoi vi pham
Người dân vô tư trèo lên xe cảnh sát xem diễu binh. Ảnh: Đoàn Lê

Không nên bêu tên người vi phạm?

Theo cô Nguyễn Thị Hiểu (Hoàng Mai, Hà Nội), việc bêu tên người vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng là không nên vì sẽ ảnh hưởng đến đời tư, nhân phẩm của người khác. "Chúng ta có thể xử phạt bằng tiền, hoặc nhắc nhở chứ không nên bêu tên người vi phạm. Bởi vì có nhiều trường hợp người trẻ tự tử khi không chịu được việc bị bêu riếu trên mạng xã hội", cô Hiểu nói.

Anh Vũ Huy Tưởng (29 tuổi, Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội) nhận định rằng mỗi quy tắc cần phải được xây dựng trên cơ sở các quyền con người đã được Hiến định và các quy định cụ thể của pháp luật. "Công dân có quyền làm điều pháp luật không cấm. Việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng cần thận trọng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến các quyền tự do của công dân đã được pháp luật bảo vệ".

Theo anh này, Hà Nội có thể xây dựng quy định cụ thể về hành vi công dân tại một số nơi tôn nghiêm như đình chùa, di tích lịch sử văn hóa. "Khi người dân vi phạm thì có thể bị lực lượng chức năng mời ra khỏi khu vực đó chứ không nên bêu tên. Bởi lẽ, việc bêu tên sẽ ảnh hưởng rất lơn đến người vi phạm", anh Tưởng nói.

"Về nội dung Quy tắc tôi chưa lạm bàn nhưng riêng việc xem xét khen thưởng, tuyên dương những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Quy tắc là một sự lãng phí không cần thiết. Theo tôi, đây chỉ đơn thuần là vấn đề ứng xử của mỗi cá nhân trong cuộc sống chứ không phải điều gì đáng tuyên dương khen thưởng", ông Lê Ngọc Xuyên (Cầu Giấy) nói.

Đầu tháng 10/2016, quán “bún chửi” trên phố Ngô Sĩ Liên (Hà Nội) từng xuất hiện trên kênh truyền hình CNN, trong một chương trình truyền hình thực tế của đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain. Bí thư Hoàng Trung Hải cho rằng các hành vi ứng xử thiếu văn hóa của một số chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống làm ảnh hưởng đến hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh... cần phải chấn chỉnh.
chọn
Hiện trạng khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc sau 30 năm quy hoạch
Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc được quy hoạch từ năm 1994, có vị trí tại phường An Phú, TP Thủ Đức. Cùng xem hiện trạng dự án này sau 30 năm quy hoạch.