Quyết định cô lập Qatar được hình thành như thế nào?

Cuộc khủng hoảng ngoại giao Qatar là hệ quả bắt nguồn từ những căng thẳng, xung đột tích lũy trong thời gian dài ở thế giới Arab. 
quyet dinh co lap qatar duoc hinh thanh nhu the nao
Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad al-Thani. Ảnh: AP

6h sáng ngày 24/5, một cố vấn chính phủ Qatar giọng đầy lo lắng gọi điện thoại cho phóng viên Reuters. Ông phủ nhận tin mà hãng thông tấn nhà nước Qatar đưa ra về việc Quốc vương nước này có bình luận chỉ trích thái độ thù địch trước Iran, thể hiện sự ủng hộ đối với ba nhóm Hồi giáo, cáo buộc Arab Saudi dung dưỡng hệ tư tưởng cực đoan kích động chủ nghĩa khủng bố và gợi ý rằng ông Donald Trump khó tại vị lâu trên chiến ghế tổng thống Mỹ.

Người cố vấn lặp đi lặp lại một thông báo cách đó vài giờ cho hay hãng thông tấn Qatar bị tấn công mạng. Thời điểm bất thường của cuộc gọi và sự hấp tấp ở người cố vấn cho thấy dường như Qatar đang vô cùng lo lắng trước những ảnh hưởng bất lợi mà thông tin xấu có thể gây ra.

Căng thẳng tích lũy

Trước cơn thịnh nộ từ Arab Saudi và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman al-Thani phải vận dụng mọi cách để kiểm soát tình hình. Tại một cuộc họp báo, ông al-Thani nhấn mạnh Qatar luôn muốn duy trì mối quan hệ hữu hảo với các láng giềng quyền lực trong khu vực.

Giới quan sát đến giờ vẫn chưa rõ liệu hãng thông tấn Qatar bị tấn công mạng thật hay thông tin mà họ đưa thực tế là một phát ngôn hớ hênh của Quốc vương. Tuy nhiên, đối với các quốc gia láng giềng, những gì hãng thông tấn Qatar đăng tải là bằng chứng cho thấy sự bất ổn trong chính sách ngoại giao độc lập mà nước này theo đuổi. Họ lâu nay vẫn chỉ trích Qatar gây xáo động khu vực khi liên minh với các nhóm vũ trang Hồi giáo và có quan hệ thân thiết với Iran.

Giới chức vùng Vịnh cho rằng phát ngôn của Qatar đánh dấu một bước ngoặt nguy hiểm trong chính sách. Ngày 5/6, Arab Saudi, Ai Cập, UAE và Bahrain thông báo cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, sau đấy, Yemen, chính phủ ở miền đông Libya, Malpes và quốc gia Tây Phi Mauritania cũng quyết định làm điều tương tự.

"Qatar thuê (hoặc tài trợ) những nhà truyền giáo Arab Saudi có ảnh hưởng, các đại diện tôn giáo, phóng viên hay học giả chống lại Arab Saudi", một nguồn tin vùng Vịnh nói với Reuters. "Người Qatar còn duy trì các kênh liên lạc mở với Iran và vận động chống Ai Cập".

Arab Saudi đã "hết kiên nhẫn" với Qatar nên quyết định lần đầu tiên trong vòng 20 năm có hành động gây ảnh hưởng tới lợi ích của láng giềng, nguồn tin cho biết thêm.

Qatar trong khi đó vẫn khẳng định không kích động xung đột ở Arab Saudi hay bất cứ đâu.

Mặt khác, theo giới chuyên gia, chuyến thăm Arab Saudi hồi tháng trước của Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng là một yếu tố khiến các quốc gia vùng Vịnh chọn "quay mặt" với Qatar.

Trong chuyến thăm, ông Trump đã ký kết thỏa thuận trị giá 147 tỷ USD bán thiết bị quân sự cho Arab Saudi. Tổng thống Mỹ đồng thời kêu gọi thế giới Arab và Hồi giáo đoàn kết chống lại mối đe dọa khủng bố, ca ngợi Arab Saudi là lãnh đạo của khu vực. Quan điểm chống Iran ở ông Trump cũng làm hài lòng những quốc gia vùng Vịnh.

Dưới thời tổng thống Mỹ Barack Obama, quan hệ giữa hai bên ít nồng ấm hơn do quan điểm trái ngược xoay quanh thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 và mối quan ngại của chính phủ Mỹ đối với số dân thường thiệt mạng trong hoạt động quân sự do Arab Saudi dẫn đầu tại Yemen.

Theo giáo sư James Piscatori, phó giám đốc trung tâm nghiên cứu Arab và Hồi giáo tại Đại học Quốc gia Australia, sự thay đổi thái độ này khiến Arab Saudi và các đồng minh không ngần ngại cắt quan hệ với Qatar.

Một loạt sự việc đã diễn ra sau thời điểm ông Trump thực hiện chuyến công du Trung Đông đầu tiên, làm gia tăng căng thẳng vốn đã chất cao tại khu vực, đồng thời phá tan mọi hy vọng của những quốc gia láng giềng về khả năng thuyết phục Qatar rời xa Iran và chấm dứt mối liên hệ với các nhóm Hồi giáo, theo Reuters.

Những căng thẳng kể trên được phơi bày trước công chúng chưa đầy 48 tiếng kể từ khi lãnh đạo Qatar tham dự hội nghị thượng đỉnh ở thủ đô Riyadh, Arab Saudi, nơi ông Trump có bài phát biểu lay động thế giới Hồi giáo.

quyet dinh co lap qatar duoc hinh thanh nhu the nao
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ở Arab Saudi hồi tháng trước. Ảnh: Reuters

Cuộc tấn công mạng hãng thông tấn Qatar cũng diễn ra trong quãng thời gian ông Trump chuẩn bị cho chuyến công du, vài ngày sau khi Qatar phàn nàn về việc họ là mục tiêu của một chiến dịch chỉ trích, bôi xấu do các bên chưa rõ thực hiện.

Theo ông Anwar Gargash, Ngoại trưởng UAE, quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar là hệ quả của một quá trình tích lũy căng thẳng lâu dài. "Nó có thể xảy ra từ tháng ba, nó có thể xảy ra từ tháng 12. Nhưng nó kiểu gì cũng sẽ xảy ra. Nó giống như thứ gì đó sẵn sàng bùng nổ bất cứ lúc nào", ông nói.

Ông Gargash xác nhận có một vài sự kiện đã góp phần đẩy nhanh quá trình này. Chúng bao gồm những bình luận từ lãnh đạo Qatar, việc UAE cáo buộc Qatar coi thường liên quân do Arab Saudi dẫn dắt ở Yemen, hay cách Qatar xử lý cuộc khủng hoảng con tin liên quan tới 24 thành viên hoàng gia. Qatar bị tố trả tiền chuộc cho các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Iraq và Syria để đổi lấy tự do cho con tin.

Cuộc điện thoại giữa Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad al-Thani và Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 27/5 cũng khiến tình hình đi xa hơn, giới phân tích nhận định.

Ngoài ra, theo một tờ báo Kuwait, Quốc vương nước này từng tỏ ý muốn làm trung gian hòa giải với Quốc vương Qatar, nhưng trong một lần hai người cùng dùng bữa hồi cuối tháng 5, Quốc vương Qatar đã rời đi trước, rõ ràng thể hiện thái độ không sẵn sàng thảo luận về căng thẳng đang leo thang.

Những cuộc họp liên tiếp

Theo một nguồn tin vùng Vịnh, quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar được hình thành qua hàng loạt cuộc họp liên tiếp trong nhiều tuần. Tuy nhiên, nguồn tin thứ hai cho biết thời khắc quyết định là vào ngày 3/6, khi vua Arab Saudi

Salman bin Abdulaziz al-Saud và Thái tử UAE Sheikh Mohammed bin Zayed al-Nahyan có cuộc gặp mặt tại thành phố Jeddah, Arab Saudi. Ai Cập dường như hai ngày sau mới tham gia.

Rạng sáng ngày 5/6, chính phủ ba quốc gia kể trên và Bahrain gần như đồng loạt thông báo cắt đứt quan hệ với Qatar, cho thấy đây rõ ràng là một kế hoạch được lên kỹ càng từ trước, chuyên gia đánh giá.

Một nhà ngoại giao phương Tây ở Doha nhận xét việc Qatar bị cô lập "có liên hệ chặt chẽ" với chuyến công du ông Trump thực hiện.

"Cơ hội xuất hiện từ chuyến công du cũng như từ chính nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump", cựu đại sứ Mỹ tại Doha nói với Reuters, đồng thời cho rằng động thái cắt đứt quan hệ với Qatar có thể là kết quả bắt nguồn từ nhiều tháng thảo luận.

"Mọi thứ được tính toán rất kỹ. Tất cả đến gần như cùng lúc", ông nói.

quyet dinh co lap qatar duoc hinh thanh nhu the nao Cuộc sống nhung lụa của dân Qatar - nơi mọi thứ đã có chính phủ lo
quyet dinh co lap qatar duoc hinh thanh nhu the nao Qatar 'lột xác' thành quốc gia giàu có như thế nào?
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.