Du khách và những tín đồ theo đạo mẫu trên khắp Việt Nam cùng hành hương về Cố đô Huế để dự lễ hội điện Huệ Nam hay còn gọi là điện Hòn Chén.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng thờ Mẫu phía Bắc xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 16 thờ Vân Hương Thánh Mẫu, trong khi tín ngưỡng thờ Mẫu ở Thừa Thiên – Huế suy tôn Thánh mẫu Thiên Y A Na nguyên là nữ thần Po Narga (Nữ thần Mẹ xứ sở) của người Chăm. Đến khoảng năm 1953 khi Đức Từ Cung, mẹ vua Bảo Đại đưa Thánh Mẫu Vân Hương vào thờ trong điện Huệ Nam thì hai dòng tính ngưỡng này mới bắt đầu hội nhập và phát triển.
Cho đến nay, lễ hội điện Hòn Chén vẫn là một hoạt động tín ngưỡng dân gian của tín đồ suy tôn Thánh mẫu Thiên Y A Na. Theo truyền thuyết dân gian Chăm kể lại, nữ thần là con của Ngọc Hoàng sai xuống trần gian, bà có công tạo ra trái đất, cây cỏ và lúa gạo. Nhờ những nét riêng của mình mà điện Hòn Chén hiện nay không chỉ là một danh lam thắng cảnh mà còn là một điểm tham quan văn hóa độc đáo. Đây là ngôi điện duy nhất ở Huế có sự kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian.
Cũng như mọi năm, lễ rước bắt đầu từ ngôi điện ở đường Chi Lăng theo các nghi lễ của tín ngưỡng thờ Mẫu rước lên thuyền rồi xuôi dòng sông Hương lên đến điện Huệ Nam (điện Hòn Chén). Tại đây sẽ diễn ra lễ hội trong 3 ngày từ ngày 18 đến ngày 20/8
Hàng nghìn du khách và tín đồ đã đổ về khu vực điện Huệ Nam khiến cho khu vực này bị quá tải về người, rác thải và các dịch vụ khác. Rác ngập tràn khắp nơi khiến cho người đi lễ, du khách và ngay cả những nhân viên bảo vệ khu vực di tích điện Huệ Nam phải vất vả và khó chịu.
Rác ngập ngụa trên sông.
Bờ sông cũng thành bãi rác.
Rác ở quanh các khu vực ăn uống.
Thời gian lễ kéo dài , khu vực điện Huệ Nam lại nhỏ cho nên các du khách và tín đồ ngủ ngay trên bãi cỏ quanh khu vực điện.
Tranh thủ nghỉ trưa giữa rác.
Các vật phẩm cúng trên các thuyền rồng được thả xuống sông cũng chính là nguyên nhân khiến cho khúc sông trước mặt điện Huệ Nam đầy rác thải.
Rác được thả xuống sông ngay từ những chiếc thuyền rồng.
Người dân lội sông giữa rác thải để vớt lộc cúng vừa đổ xuống sông.
Du khách và các tín đồ chật kín trong gian chính điện.
Khu vực hóa vàng mã cũng có rác là các vật vừa cúng trong điện mang ra ngoài để rải. Rác có ở khắp mọi nơi trong khu vực điện Huệ Nam.
Bất kể vị trí nào ở điện Huệ Nam cũng được các tín đồ đặt lễ. Bờ thành, bờ tường dẫn lên một am nhỏ cũng là nơi thắp hương hành lễ khiến cho không gian ngột ngạt và bí bách.
Hóa vàng và xả rác ngay trên đường vào điện.
Có đủ mọi loại rác thải trên bãi cỏ.
Hóa vàng trên cầu và xả rác xuống sông…/.
--
Khám phá phong tục cúng rằm tháng 7 của các nước trên thế giới
Nhiều quốc gia láng giềng của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc… đều có tập tục cúng rằm tháng 7 ... |
Lễ Vu Lan vì sao nên đến chùa?
Lễ Vu Lan là dịp để những người con bày tỏ tấm lòng thành kính đối với các bậc cha mẹ dù còn sống hay ... |
Tháng 7 âm lịch hành hương về Yamanobe - quê hương của nhiều ngôi chùa cổ nổi tiếng
Yamanobe nằm ở phía bắc tỉnh Nara (Nhật Bản), quê hương của nhiều đền chùa cổ nổi tiếng như Chùa Chogaku-ji, Đền Isonokami-jingu, Đền Omiwa-jinja, ... |
Độc đáo lễ hội 'đón linh hồn trở về' của người Nhật trong tháng 7 âm lịch
Lễ hội Obon thường diễn ra trong 3 ngày và là phong tục đã có từ 500 năm nay ở Nhật Bản. |