Luật sư cho rằng thủ tục cấp đổi bằng khá phức tạp so với nhận thức pháp luật của người dân. Cơ quan cấp đổi bằng thường ở xa nơi cư trú của những người có bằng. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong việc cấp đổi bằng chưa đồng bộ... Ảnh: Đoàn Lê |
Vài ngày qua, đề xuất rút ngắn thời hạn bằng lái ô tô từ 10 năm xuống 5 năm của Trưởng phòng CSGT Hà Nội - Đại tá Đào Vịnh Thắng đang khiến dư luận xôn xao. Phần lớn các ý kiến đều cho rằng đề xuất này sẽ gây tốn kém, phiền hà đối với doanh nghiệp và người dân do tăng thủ tục hành chính.
Rút thời hạn bằng lái ô tô từ 10 năm xuống còn 5 năm: Tốn kém, phiền hà?
Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho rằng việc rút ngắn thời hạn bằng lái ô tô từ 10 năm xuống ... |
Trao đổi với PV, luật sư Trần Tuấn Anh (Công ty Luật Minh Bạch) cho rằng các nhà làm luật cần phải tính toán một cách kỹ lưỡng và cần có những thống kê chính xác để tránh làm mất tính ổn định của các quy định pháp luật và việc thay đổi pháp luật mang lại những hiệu quả thiết thực đối với xã hội và nhân dân.
"Chúng ta chưa có một thống kê nào chỉ rõ nguyên nhân của tai nạn giao thông là do những người sử dụng bằng có thời hạn lâu hơn 5 năm gây ra. Chưa có một thống kê xã hội nào cho thấy những người sử dụng bằng trên 5 năm sẽ gây tai nạn hay gây tắc đường nhiều hơn những người sử dụng bằng với thời hạn dưới 5 năm. Chúng ta không thể đem những lý luận theo kiểu suy diễn hay lấy một vài trường hợp cụ thể như kiểu "có người đi tù gần 10 năm, đến khi ra tù bằng vẫn còn thời hạn 1-2 năm" ra để thể chế hóa nó lên thành luật, bắt đại đa số những người đang sử dụng bằng lái xe phải tuân theo", ông Tuấn Anh nói.
Rút ngắn thời hạn bằng lái ô tô có kéo giảm được tai nạn, ùn tắc? Ảnh: Đoàn Lê |
Về ý kiến cho rằng việc rút thời hạn gây phiền hà, tốn kém, ông Tuấn Anh cho rằng có sơ sở vì: "Thủ tục cấp đổi bằng khá phức tạp so với nhận thức pháp luật của người dân. Cơ quan cấp đổi bằng thường ở xa nơi cư trú của những người có bằng. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong việc cấp đổi bằng chưa đồng bộ...".
"Nhìn chung, tôi cho rằng cả hai biện pháp trên đều có thể thực hiện được, tuy nhiên, hiệu quả của nó đến đâu trong việc hạn chế tắc đường và tai nạn giao thông thì chắc chắn sẽ rất khó đánh giá. Ngoài ra, chưa có một báo cáo chính thức nào về vấn đề này được nghiên cứu một cách quy mô, khoa học", luật sư Tuấn Anh cho biết.
Đề xuất rút thời hạn bằng lái ô tô còn 5 năm
CSGT Hà Nội đề xuất rút thời hạn bằng lái tô tô xuống còn 5 năm thay vì 10 năm như hiện tại. |
Theo ông Tuấn Anh, nhiều đề xuất đang trong tình trạng chưa xuất phát từ nguyên nhân, tồn tại hay thực tế của xã hội cũng như chưa tính hết được những "hậu quả" mà xã hội, ngân sách hay người dân phải gánh khi thực hiện những thay đổi này.
Số lượng ô tô gia tăng nhanh tại Thủ đô trong thời gian qua. Ảnh: Đoàn Lê |
Về đề xuất cấp điểm cho tài xế, cứ mỗi lần vi phạm sẽ bị trừ một số điểm nào đó theo thang điểm quy đổi phù hợp với từng hành vi vi phạm, luật sư cho biết đây là đề xuất không mới.
"Có chăng nó chỉ là sự thay đổi, chi tiết hơn với biện pháp bấm lỗ trên bằng lái. Thế nên việc đổi hình thức từ bấm lỗ bằng sang hình thức tính lỗi rồi quy ra điểm cũng chỉ là một biện pháp nhằm để hạn chế quyền của các tài xế khi vi phạm giao thông mà thôi. Nó sẽ không giải quyết được gốc rễ của vấn nạn tắc đường và tai nạn giao thông", luật sư nhận định.
Theo luật sư, sự đồng bộ về cơ sở vật chất, nhận thức pháp luật của người dân và năng lực của cán bộ liên quan đến giao thông là 3 vấn đề cốt lõi cần phải giải quyết triệt để khi muốn giảm thiểu được tai nạn giao thông và vấn nạn tắc đường hiện nay.
Trao đổi với PV, anh Chu Văn Tứ (Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho rằng nên chia thời hạn bằng lái xe theo hạng. Ví dụ tài xế hạng B2 chủ yếu dùng xe tư nhân, gia đình, không kinh doanh thì nên giữ hạn 10 năm do nếu thời gian đổi sớm sẽ gây tốn kém; hạng FC dành cho xe container, rơ mooc độ nguy hiểm cao đòi hỏi tài xế sức khỏe tốt hơn nên quy định 3 năm đổi bằng... Anh Phạm Việt Dũng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) lại cho rằng hiện tai nạn giao thông đang ngày càng gia tăng, "xe điên" xuất hiện càng nhiều. "Do đó, đề xuất rút ngắn thời hạn bằng lái xe từ 10 năm xuống 5 năm tôi thấy cũng cần thiết vì sẽ siết chặt quản lý sức khỏe của lái xe dù có mất thời gian đi đổi GPLX nhưng bây giờ việc cấp đổi qua mạng diễn ra thuận lợi hơn nhiều", anh Dũng nói. |