Sài Gòn sau 0h (P4): Phận người trên hè phố

Khi Sài thành đã chìm sâu vào giấc ngủ, đâu đó, những phận người không nhà vẫn tất tả mưu sinh đến khi mệt lã thì dựa hè phố làm giường, bao bố làm chăn để ngủ lại sức sau một ngày chạy ăn.
nhung phan nguoi ben he pho sau 0h Sài Gòn sau 0h (P1): Những con phố không bao giờ ngủ!
nhung phan nguoi ben he pho sau 0h Những dịch vụ 'đặc biệt' sau 0h
nhung phan nguoi ben he pho sau 0h Sài Gòn sau 0h (P3): Cửu vạn nhí trong các chợ đầu mối

Đường là nhà, vỉa hè là giường

nhung phan nguoi ben he pho sau 0h
Vì cuộc sống những lao động xa quê ngủ tạm trên phương tiện mưu sinh của mình.

2h sáng một ngày cuối tháng 10, mưa lất phất bay. Chạy dọc các con đường trung tâm của thành phố, từ 3 tháng 2 qua Cách mạng tháng tám rồi về Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thị Minh Khai đều dễ dàng bắt gặp những phận người nằm co ro trên hè phố, vất vưởng trên những chiếc xích lô, không màn, không chăn, không chiếu. Họ đều là những người lao động vất vả vì miếng cơm manh áo, gánh nặng sau lưng cả một gia đình, mỗi người trong số họ là một hoàn cảnh, một mảnh đời chắp vá.

Gặp một cụ bà đang nằm ngủ trên vỉa hè đường Điện Biên Phủ. Dừng xe lại tôi rút máy hình ra, vừa chụp được một tấm, vô tình bà cụ thức giấc bởi tiếng màn chập của máy hình kêu khẽ. Lồm cồm bò dậy, ngó nghiêng xung quanh, đưa ánh mắt nhìn tôi với vẻ hoài nghi rồi cất tiếng: làm cái gì thế, tính ăn trộm à?. Tôi vội đỡ lời, dạ không bà ơi, cháu chỉ xin chụp bà mấy tấm hình thôi. Ánh mắt lảo đảo chắc vì chưa ngủ đủ giấc, bà với lấy bình nước trà xanh nhấp một ngụm, miệng lẩm bẩm: bà mới xìu được một lát lại bị mày phá rồi.

Tôi biết bà bởi đã rất nhiều lần đi qua con đường này, khi thì thấy bà đang cặm cụi nhặt mấy vỏ chai nhựa bên đường, khi thì thấy bà nằm ngủ trên vỉa hè, bên cạnh mấy bọc ve chai lon nhựa. Hỏi thăm vài lần tôi được biết, bà quê ở tận ngoài bắc, gia đình người mất, người tha phương, li tán. Bà lưu lạc vào tới Sài Gòn, một thân một mình sống vất vưởng đã gần hai chục năm nay, hiện giờ trí nhớ của bà không được tốt, khi nhớ khi quên. Bà kể, có đợt bà được đưa vào trại dưỡng lão, nhưng sống không quen, một thời gian bà trốn ra ngoài, cứ đi lang thang nay đây mai đó, nhặt nhạnh mấy cái ve chai để bán, rồi người này người kia cho vài đồng cũng đủ ăn.

nhung phan nguoi ben he pho sau 0h
Một ngày không mưa và một giấc ngủ sâu là điều ước hằng ngày của họ.

Chia tay bà sau một hồi trò chuyện, tôi tiếp tục rảo bước trên con đường Trần Hưng Đạo quận 1, nơi đây được biết đến với rất nhiều người lái xe thồ, xe xích lô, hàng đêm không chăn không nệm vẫn ngủ phơi sương dưới những gốc gây già. Chú Hinh chủ một tiệm cháo đêm trên đường Trần Hưng Đạo chia sẻ: “Khổ lắm đấy cháu, mấy ông ấy dưới quê lên, đủ mọi miền cả, tài sản chỉ mỗi chiếc xích lô, đâu có nhà đâu mà ngủ nên tối nào cũng ngủ ở đấy. Ngày nào khô ráo không sao chứ mưa gió họ còn khổ nữa, có người mang cả bạt, khi mưa là trùm kín cả xe luôn, thế là ngủ mặc kệ mưa gió”.

Anh Hậu (29 tuổi, quê Bạc Liêu), một người đã trải qua 3 tháng ròng ngủ ngoài đường kể: “Như bao người khác, tôi vay mượn tiền bạc của anh em bước chân lên thành phố với ước mơ làm giàu. Nhưng vừa bước chân lên tới thành phố này cũng là lúc tôi phát hiện tiền trong túi cả giấy tờ tùy thân đều đã biến mất. Tôi lang thang đi xin việc ở những công trường xây dựng, qua bao nhiêu chỗ nhưng chẳng chỗ nào nhận vì không có giấy tờ. Cứ lây lất trên các nẻo đường tìm việc, đêm đến cứ mệt lúc nào lại dựa vào vỉa hè để ngủ, ngày qua ngày cũng đã 3 tháng trôi qua”.

Thèm một giấc ngủ ngon

nhung phan nguoi ben he pho sau 0h

Những người làm việc vất vả ban ngày, tối đến còn được ngả lưng, thế nhưng trên các con đường Trường Sa, Hoàng Sa, Phan Xích Long quận Bình Thạnh, hàng đêm vẫn có nhiều đứa trẻ lân la các quán nhậu, bán từng tờ vé số, từng cóng đậu phộng luộc, từng bịch xoài bịch cóc để mưu sinh. Nhiều em vì gánh nặng gạo tiền, cơm áo, không được đi học, phải bỏ quê, bỏ nhà lên thành phố kiếm sống để phụ giúp gia đình khi cái tuổi phải được ăn, được học.

Mới đây, trong một lần ngồi với mấy người bạn tại quán nhậu B, trên đường Phan Xích Long tôi bắt gặp một cô bé trên tay rổ đậu phộng, kèm thêm cả tập vé số đang mời khách bàn bên mua vé số, tuy nhiên khách đã không mua lại còn chửi và đuổi em đi. Khi tìm hiểu, tôi được biết cô bé tên Hân, 9 tuổi, quê ở Đồng Tháp. Em kể: “Gia đình em nghèo khó lắm, em còn 2 đứa em, một đứa cũng đang bán như em ở bên đường bờ kè ấy, còn em út ở dưới quê với ngoại. Chúng em chỉ được học hết lớp 3, rồi theo cha lên đây đi làm, cha làm phụ hồ, còn mẹ với 2 đứa em đi bán đậu phộng với vé số”.

nhung phan nguoi ben he pho sau 0h

“Em thèm một giấc ngủ ngon, thèm được đến trường, được học chữ, sau này sẽ kiếm thật nhiều tiền, bố mẹ em sẽ không phải làm những công việc nặng nhọc như thế này nữa. Em của em cũng sẽ được đến lớp, được ăn cơm no, được mua áo mới, em sẽ giúp nhiều trẻ em ở đây không phải đi bán vé số nữa” – Hân chia sẻ.

Cô bé mới chỉ 9 tuổi nhưng rắn rỏi hơn so với tuổi của mình, nét mặt tươi tắn, hiền lành nhưng phủ đầy sương gió. Không chỉ riêng em Hân, chúng tôi còn bắt gặp hàng chục em nhỏ khác. Em nào cũng cũng đáng thương cả, quần áo thì cũ kĩ, nhàu nát, đôi mắt thâm cuồng vì thức đêm, dáng vẻ gầy gò vì cơm chẳng đủ no bụng.

9 tuổi, vắt trên vai cả một gánh nặng về cơm áo, gạo tiền, học hành dang dở, nhiều em chẳng biết trường học là gì. Quá nửa đêm, cái giờ mà đáng ra phải được ngủ nghỉ, các em lại phải dọc ngang bán số để mưu sinh, vác trên vai những gánh nặng đáng ra không thuộc về mình.

chọn
Chung cư Hà Nội đã cắt sốt
Theo lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc, khi mọi người xếp hàng để mua BĐS thì có nghĩa thị trường đang FOMO. Dự báo 3-6 tháng tới, khi lãi suất điều chỉnh tăng để giải quyết vấn đề tỷ giá, nhu cầu mua trên thị trường sẽ giảm.