Sàm sỡ phụ nữ ở cơ quan bị xử lý ra sao?

Tôi công tác tại một cơ quan hành chính sự nghiệp, từng có hành vi được cho là sàm sỡ một phụ nữ, bị người khác quay lại rồi tung lên mạng xã hội.

Luật sư cho hỏi, trong trường hợp trên, tôi có bị xử lý hành chính hay hình sự gì không?

Nguyễn Cường (TP HCM)

sam so phu nu o co quan bi xu ly ra sao

Hình mang tính minh họa.

Luật sư Lê Thị Diệp - Trưởng văn phòng luật sư An Gia (Hà Nội) tư vấn cho độc giả Nguyễn Cường như sau:

Dưới góc độ văn hóa, hành vi của bạn là không chấp nhận được, bị xã hội lên án.

Về mặt pháp lý, tùy theo mức độ vi phạm, bạn có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.

Theo Bộ quy tắc ứng xử về Quấy rối tình dục tại nơi làm việc do Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam ban hành thì: Quấy rối tình dục là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của nữ giới và nam giới, không được chấp nhận, không mong muốn, tạo ra môi trường làm việc bất ổn, đáng sợ, thù địch và khó chịu.

Quấy rối tình dục có thể thực hiện bằng thể chất như tiếp xúc, cố tình đụng chạm sờ mó, cấu véo, thậm chí tấn công tình dục, cưỡng dâm...; bằng lời nói gồm các nhận xét không phù hợp, đứng đắn, có ngụ ý về tình dục hoặc những lời đề nghị và yêu cầu không mong muốn một cách liên tục…; phi lời nói gồm các hành động như ngôn ngữ cơ thể không đứng đắn, nháy mắt, phô bày các tài liệu khiêu dâm.

Dựa vào quy định trên bạn có thể xác định hành vi của mình đã bị xem là quấy rối tình dục hay chưa.

Nếu hành vi của bạn được xác định là quấy rối tình dục thì tùy theo mức độ nghiêm trọng cũng như hậu quả gây ra, bạn có thể bị xử lý pháp luật về vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự.

Theo điều 5, Nghị định 167/2013, người nào có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng.

Hoặc bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm:

a) Phạm tội nhiều lần.

b) Đối với nhiều người.

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

d) Đối với người thi hành công vụ.

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Như vậy, dựa vào hình ảnh mà người khác quay lại tung lên mạng và hậu quả, mức độ nghiêm trọng của sự việc, hành vi của bạn có thể bị xử lý pháp luật theo một trong các trường hợp trên.

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.