Giới LGBT gồng mình vì đồng phục công sở

"Không phải ai cũng đủ can đảm và điều kiện phẫu thuật chuyển giới. Thay vào đó, chúng tôi muốn được ăn mặc khác để phần nào thể hiện cảm nhận và quan niệm về giới trong chính con người mình".
gioi lgbt gong minh vi dong phuc cong so
Một bạn trẻ trong cuộc diễu hành VietPride chiều 24-9 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ - Ảnh: HỮU THUẬN

H.T.V. - một người đồng tính nữ - chia sẻ như vậy khi quyết định từ bỏ công việc marketing chỉ vì phải mặc đồng phục trái với giới tính mong ước của bản thân.

Lời chia sẻ đó nhận được rất nhiều đồng tình trong chương trình "Chúng ta nói về chúng ta" của cộng đồng LGBT (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới) tổ chức tại TP.HCM hôm 23-9.

Vì một bộ đồ công sở không phù hợp, nhiều người ngại đi làm, nhưng cũng có người vì nỗi lo cơm - áo - gạo - tiền đành "gồng mình" chấp nhận mặc bộ đồng phục trái với cách họ tự nhìn nhận bản thân.

Bỏ việc vì đồng phục...

V. nói rằng đồng phục công sở ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của người thuộc giới LGBT. Đặc biệt là những người vì nhiều lý do không muốn phẫu thuật để chuyển hẳn sang giới tính khác, mà chọn cách "ăn mặc chuyển giới" để phù hợp với bản dạng giới của mình.

Cụ thể, V. - vốn sinh ra là một cô gái nhỏ nhắn, dễ thương - nhưng lại khát khao làm nam giới, thích mặc trang phục nam tính như để tóc ngắn, "đóng thùng" quần tây và áo sơmi, thắt cà vạt, đi giày tây…

Nhưng công việc marketing buộc V. mặc đồng phục nữ với chân váy, áo sơmi và nơ cổ. V. thấy gò bó, thiếu tự tin, dần dà chán nản trong công việc.

"Những ngày tháng ấy, cảm giác muốn sống thật với chính mình cứ trỗi dậy. Suy nghĩ, đắn đo, lo lắng..., cuối cùng tôi quyết định nghỉ việc để được sống thật với chính mình. Lúc này, vấn đề tài chính không còn quan trọng nữa", V. nhớ lại.

Một nghiên cứu của thế giới chỉ ra rằng, khoảng 42% người thuộc giới LGBT phải che giấu, bí mật việc ăn mặc chuyển giới vì sợ bị kỳ thị hoặc mất việc. Nhưng nếu được ăn mặc như mong muốn, không còn mất thời gian suy nghĩ tiêu cực, tìm cách che giấu thân phận, năng suất làm việc của họ có thể tăng 20-30%.

"Những người trong cộng đồng LGBT sẽ làm việc hiệu quả, thoải mái, thể hiện được năng lực trong môi trường làm việc có 5 chữ T: tôn trọng, thấu hiểu, trao quyền, thừa nhận và tự do thể hiện", thầy Vũ Văn Hiệu - giảng viên ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM).

gioi lgbt gong minh vi dong phuc cong so Chuyện đầy nước mắt về 'chàng trai' thích... mặc đầm, tè ngồi

Từng bị mẹ bắt đi khắp các bệnh viện để khám, bố dẫn đi thầy cúng để đuổi “tà ma”..., trải qua một quá trình ...

gioi lgbt gong minh vi dong phuc cong so 5 biểu hiện chắc chắn bạn là đồng tính nữ

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số lưu ý để nhận biết bản thân mình có phải đồng tính nữ (lesbian) hay ...

... hay nỗ lực gấp 10 lần

L.Đ.P.M. cũng là một người đồng tính nữ, nhưng chọn cách khác V., cô không nghỉ việc mà thương lượng với nhà tuyển dụng.

"Ngay khi phỏng vấn xin việc, mình có thể trình bày rõ mong muốn. Nhiều nhà tuyển dụng sẵn sàng bỏ qua việc mặc đồng phục cho bạn, nhưng với điều kiện bạn phải thực sự có giá trị với vị trí đó", M. khẳng định.

"Nghĩa là bạn phải cố gắng rất nhiều, có thể là gấp chục lần so với những người khác, để khẳng định những gì bạn làm được quan trọng hơn so với việc phải mặc đồng phục. Muốn thay đổi quyết định của người khác, trước tiên, tôi đã lựa chọn phải thay đổi chính mình".

M. hiện là một nhân viên ngân hàng tại TP.HCM. Giữa những đồng nghiệp nữ mặc đồng phục váy và giày cao gót, M. được tự do mặc quần tây và áo có cổ, đi giày thể thao.

Nói vậy nhưng không phải ai cũng đủ mạnh dạn, bản lĩnh để nói ra điều thầm kín ấy, đặc biệt là những sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm trong, chưa đủ tự tin để thương lượng, đòi hỏi quyền lợi.

Một bạn tên K.B.G. chia sẻ tại chương trình: "Chính nỗi lo sợ bị kỳ thị, săm soi từ những người xung quanh đã khiến rất nhiều người phải che giấu, bí mật ăn mặc chuyển giới. Họ phải gồng mình sống trong chiếc vỏ bọc là đồng phục công sở".

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến bắt đầu có doanh thu hàng nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.