Samsung bị tố hủy hoại môi trường

Samsung ở Hàn Quốc bị tố hủy hoại môi trường và môi trường Samsung hủy hoại chính là nơi làm việc của người lao động.

Môi trường Samsung hủy hoại chính là nơi làm việc của người lao động?

Báo VTC News dẫn nguồn tin cho biết, một cuộc điều tra độc lập của hãng thông tấn AP phát hiện, nhà chức trách Hàn Quốc đã nhiều lần cho phép Samsung sử dụng chiêu bài "quan ngại lộ các bí mật thương mại" để ngăn cản việc công bố thông tin về môi trường làm việc độc hại tại các nhà máy sản xuất vi xử lý (chip) và màn hình tinh thể lỏng (LCD) của hãng.

Samsung Electronics, tập đoàn đi đầu trong ngành công nghiệp chip máy tính và điện thoại thông minh toàn cầu, là công ty lớn nhất của Hàn Quốc với khoảng 100.000 lao động.

Hwang Sang-gi, cha của nữ công nhân Hwang Yu-mi đã chết vì bệnh bạch cầu sau 4 năm làm việc tại nhà máy Samsung, đang đấu tranh đòi công ty này phải xin lỗi và bồi thường đầy đủ cho các công nhân của hãng. Khi còn là học sinh cấp 3, Hwang Yu-mi đã làm công việc nhúng các mạch vi xử lý vào hóa chất tại một nhà máy chuyên sản xuất chip cho laptop và các thiết bị điện tử khác của Samsung. 4 năm sau, cô qua đời vì bệnh bạch cầu.

Sau cái chết của Yu-mi vào năm 2007, cha của cô - Hwang Sang-gi - biết được rằng, một công nhân 30 tuổi làm việc tại cùng dây chuyền sản xuất thiết bị bán dẫn với con gái ông, cũng qua đời vì bệnh bạch cầu. Người cha làm nghề tài xế taxi ngay sau đó đã khởi xướng một cuộc vận động đòi chính phủ Hàn Quốc phải điều tra về những nguy cơ sức khỏe tại các nhà máy thuộc công ty Samsung điện tử (Samsung Electronics).

Yêu cầu đòi bồi thường đầu tiên của ông Hwang đã bị bác bỏ. Khi tiến hành khởi kiện sau đó, ông Hwang đã phải vật lộn để có được các thông tin chi tiết về môi trường làm việc trong nhà máy, do Samsung không tiết lộ những thông tin đó với các quan chức quản lý an toàn lao động.

samsung bi to huy hoai moi truong
Hwang Sang-gi, cha của nữ công nhân Hwang Yu-mi đã chết vì bệnh bạch cầu sau 4 năm làm việc tại nhà máy Samsung, đang đấu tranh đòi công ty này phải xin lỗi và bồi thường đầy đủ cho các công nhân của hãng. Ảnh chụp tháng 4/206. Ảnh: AP

Một cuộc điều tra của hãng thông tấn AP phát hiện, nhà chức trách Hàn Quốc đã nhiều lần che giấu thông tin về các hóa chất mà công nhân tại các nhà máy sản xuất chip và LCD của Samsung phải tiếp xúc, không để chính những người công nhân và gia đình họ biết.

Trong khi đó, các công nhân phát bệnh cần tiếp cận những thông tin như trên thông qua chính phủ hoặc tòa án Hàn Quốc để đòi nhà chức trách bồi thường cho họ. Nếu không, các quan chức chính phủ thường bác bỏ các vụ kiện.

Trong ít nhất 6 vụ kiện liên quan đến 10 công nhân Samsung, lí lẽ biện minh cho việc che giấu thông tin của công ty là quan ngại lộ các bí mật thương mại.

Luật pháp Hàn Quốc cấm các cơ quan chính phủ che giấu thông tin liên quan đến sự an toàn và sức khỏe cộng đồng do các quan ngại lộ bí mật thương mại. Song, hiện không có bất kỳ hình phạt nào dành cho những vi phạm luật này.

Trong các báo cáo về an toàn lao động, Samsung hiện không còn bỏ sót danh sách các hóa chất dùng trong những dây chuyền sản xuất của hãng như từng làm trong vụ của cô Hwang Yu-mi. Tuy nhiên, các quan chức vẫn giấu nhẹm những chi tiết về lượng tiếp xúc cũng như cách kiểm soát các hóa chất của công ty như thế nào.

"Cuộc đấu tranh của chúng tôi thường là chống lại các bí mật thương mại. Bất kỳ nội dung nào có thể không có lợi cho Samsung sẽ bị xóa bỏ với lí do bí mật thương mại", Lim Ja-woon, một luật sư đại diện cho 15 công nhân Samsung bị phát bệnh, nói.

Các khách hàng của ông Lim đã không thể xem được các báo cáo đầy đủ, của bên thứ ba về những cuộc kiểm tra nhà máy Samsung. Họ chỉ được tiếp cận các trích đoạn của một số báo cáo kiểm tra độc lập trong một số phán quyết của tòa án.

Samsung tuyên bố, hãng không bao giờ "cố ý" ngăn cản các công nhân tiếp cận thông tin và rằng hãng luôn minh bạch về mọi hóa chất được yêu cầu tiết lộ cho chính phủ. Công ty này nhấn mạnh, không có vụ việc nào mà việc tiết lộ thông tin bị ngăn cản trái pháp luật. "Chúng tôi có quyền bảo vệ các thông tin của mình trước bên thứ ba", Baik Soo-ha, Phó chủ tịch Samsung Electronics, cho hay.

samsung bi to huy hoai moi truong
Một cuộc điều tra độc lập của hãng thông tấn AP phát hiện, nhà chức trách Hàn Quốc đã nhiều lần cho phép Samsung che giấu thông tin về môi trường làm việc độc hại tại các nhà máy của hãng với lý do sợ lộ bí mật thương mại.

Samsung nói gì?

Đại diện của Samsung cho biết, sức khỏe và sự an toàn của các nhân viên là ưu tiên hàng đầu và Samsung làm hết sức mình để bảo vệ họ.

"Chúng tôi cam kết cung cấp một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho tất cả các nhân viên trong tất cả những cơ sở hoạt động của Samsung", đại diện Samsung cho biết.

Đại diện của Samsung cũng cho rằng những cáo buộc Samsung Electronics cố tình chặn việc nhân viên tìm hiểu các thông tin hóa học liên quan đến sức khỏe và an toàn nơi làm việc, hoặc ngăn chặn việc tiết lộ những thông tin đó một cách bất hợp pháp là không đúng sự thật.

Đại diện Samsung cũng cho biết, đã hợp tác với tòa án và Cơ quan Bồi thường & Dịch vụ Phúc lợi cho Người Lao Động Hàn Quốc, để luôn luôn công bố mọi thông tin hóa học một cách minh bạch.

Trong khi đó, AP khẳng định rằng Samsung cố ý che giấu thông tin với biện minh là bí mật thương mại, hoặc các bí mật thương mại đã được sử dụng làm lý do để Samsung che giấu việc sử dụng các chất độc hại.

Samsung cho rằng, các nhà cung cấp không có nghĩa vụ phải tiết lộ thông tin được coi là một bí mật thương mại nhưng họ phải cho biết sản phẩm của họ có chứa bất kỳ chất độc hại nào hay không.

Điều này cũng được quy định trong Đạo luật của Hàn Quốc về An toàn và Sức khỏe trong ngành Công nghiệp (41-2), quy định rằng các chất hóa học đã được Bộ Việc làm và Lao động xác định có khả năng gây bệnh nghiêm trọng cho người lao động không được phép phân loại là bí mật thương mại.

Hơn nữa, Samsung còn tiếp tục tiến hành kiểm tra độc tố lại trên các vật liệu được cung cấp.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.