Sắp xét xử cựu lãnh đạo Vinashinlines

Theo như dự kiến, ngày 21/1/2017, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử các bị cáo là cựu lãnh đạo của Cty TNHH MTV Vận tải Viễn dương Vinanshin (Vinashinlines) về tội Tham ô tài sản và tội rửa tiền.
sap xet xu cuu lanh dao cua vinashinlines Truy tố 3 cán bộ Vinashinlines chiếm đoạt 260 tỷ đồng

Theo đó, 3 bị cáo Trần Văn Liêm (SN 1955, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội – nguyên Tổng giám đốc Vinashinline, Giang Kim Đạt (SN 1977, ở Bình Thạnh, TP HCM – nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanh Vinashinlines), Trần Văn Khương (SN 1850, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội – nguyên Kế toán trưởng Vinashinlines) bị truy tố về tội Tham ô tài sản theo Điều 278 Bộ luật hình sự.

Liên quan đến vụ án này, bị cáo Giang Văn Hiển (SN 1950, ở Quận 2, TP HCM) – bố đẻ của bị cáo Giang Kim Đạt bị truy tố về hành vi rửa tiền.

sap xet xu cuu lanh dao cua vinashinlines
Ảnh: Vietnamnet.

Theo cáo trạng, năm 2006, Vinashinlines được thành lập theo quyết định của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).

Ngày 18/4/2006, Trần Văn Liêm được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc Vinashinlines, Trần Văn Khương là Kế toán trưởng. Một tháng sau khi lên chức, Liêm quyết định tiếp nhận Giang Kim Đạt vào công tác tại Phòng Khai thác 2.

Thời gian rất ngắn sau, Đạt được giao chức Quyền Trưởng phòng Kinh doanh và Quan hệ quốc tế, sau đó là Quyền Trưởng phòng Kinh doanh. Nhưng công tác được 1 năm, Đạt bị Vinashinlines chấm dứt hợp đồng lao động.

Đến năm 2008, Trần Văn Liêm gọi Giang Kim Đạt quay lại làm việc với vị trí cố vấn cao cấp cho Tổng giám đốc. Không lâu sau, Đạt được bổ nhiệm vị trí Quyền Trưởng phòng Kinh doanh.

Khi nắm được các chức vụ quan trọng, các bị cáo nguyên là lãnh đạo của Vinashinlines đã lợi dụng quá trình thực hiện dự án mua và khai thác, cho thuê tàu biển để thỏa thuận với đối tác lấy tiền hoa hồng.

Trong vòng 2 năm, từ tháng 5/2006 - tháng 6/2008, Giang Kim Đạt -Trần Văn Liêm đã bòn rút của Vinashinlines gần 260 tỷ đồng rồi che dấu nguồn gốc bất hợp pháp số tiền trên.

Để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, Đạt nhờ bố đẻ là Giang Văn Hiển trực tiếp đứng tên mở 22 tài khoản ngoại tệ tại 4 ngân hàng trong nước là Eximbank, ACB, Vietcombank, Sacombank nhận và rút tiền “hoa hồng”.

Mỗi lần thông báo có tiền, Đạt chủ động cân đối và cung cấp số tài khoản của Hiển cho các công ty nước ngoài chuyển về. Tổng cộng, các công ty nước ngoài có 92 lần chuyển tiền vào tài khoản của Hiển với số tiền 259,5 tỷ đồng.

Ngoài số tiền trên, nhiều lần các công ty bán tàu chuyển số tiền hơn 1,3 triệu USD vào tài khoản Giang Văn Hiển và số tiền 1 triệu USD vào tài khoản đứng tên Nguyễn Thị Ngân (mẹ đẻ Đạt).

Kết quả điều tra không xác định được nguồn tiền này có liên quan đến việc mua tàu, khai thác, kinh doanh cho thuê tàu của Vinashinlines nên cơ quan điều tra không có căn cứ kết luận.

Ngoài ra, bị cáo Liêm vào tháng 8/2012 đã bị Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội tuyên phạt 19 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Phiên tòa sẽ được khai mạc vào 8h30 sáng 21/1 và kéo dài khoảng 4 ngày.

Khởi tố vụ án làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức

Tháng 8/2010, cơ quan điều tra khởi tố vụ án sai phạm tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), nhưng bị can Giang Kim Đạt bỏ trốn. Khi trốn nã sang Campuchia, Giang Kim Đạt sử dụng hộ chiếu mang tên Bùi Đức Thắng để đi lại giữa Campuchia và Singapore.

Ngày 22/3/2016, cơ quan điều tra khởi tố vụ án làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức đối với đối tượng giúp bị can Đạt bỏ trốn. Cơ quan điều tra cũng làm rõ, không có căn cứ xác định còn có người khác thực hiện hành vi phạm tội nên đình chỉ vụ án về tội che giấu tội phạm.

Đối với hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng tại Vinashin, theo cáo trạng, khi thực hiện dự án đầu tư mua tàu cao tốc chở khách và ô tô (tàu Hoa Sen), một loạt lãnh đạo, cán bộ như Phạm Thanh Bình, Trần Văn Liêm… không thực hiện đúng chủ trương phát triển của Tập đoàn Vinashin được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vi phạm Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Nghị định số 52 về quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định số 49 về đăng ký, mua tàu biển gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong vụ án đó, Giang Kim Đạt có hành vi ký nháy vào hợp đồng mua tàu. Tuy nhiên, cơ quan điều tra làm rõ, trong việc này, Đạt không nằm trong thành phần Ban mua tàu Hoa Sen của Vinashinlines, không biết dự án chưa được thẩm định và phê duyệt. Việc ký nháy là theo chỉ đạo của Tổng giám đốc Vinashinlines Trần Văn Liêm.

Các đối tượng vi phạm đã bị truy tố, xét xử, trong đó Trần Văn Liêm bị xử phạt 19 năm tù giam. Xét thấy Giang Kim Đạt không có vai trò quyết định mua tàu, cơ quan điều tra đã đình chỉ vụ án, miễn trách nhiệm hình sự về tội này cho bị cáo.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.