Gần 1 tháng vừa qua, mưa lớn trên diện rộng cùng lũ từ các tỉnh miền Bắc đã khiến nhiều vùng bị ngập lụt. Người dân, đặc biệt là trẻ em phải chấp nhận sống chung với lũ. Sau khi nước rút, tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước dễ khiến người dẫn bị tiêu chảy nếu không chú ý đến việc ăn uống, giữ gìn vệ sinh nhà cửa.
Ngập lụt trên diện rộng khiến nhiều tỉnh miền Bắc đối diện với nhiều dịch bệnh. (Ảnh Laodong) |
Bệnh tiêu chảy cấp thường bùng phát với nguyên nhân do nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng như E.coli, trực khuẩn tả, rota virus… thông qua thực phẩm và nguồn nước. Bệnh tiêu chảy cấp là một trong những căn bệnh khá nguy hiểm vì chỉ trong một vài ngày nhiễm bệnh, bệnh nhân sẽ trở nên xanh xao, gầy guộc, đầy bụng, chán ăn, nôn nhiều kéo theo việc mất nước trầm trọng. Tình trạng này nếu không được cứu chữa kịp thời có thể khiến bệnh nhân dễ bị suy tuần hoàn, trụy tim mạch, nặng hơn có thể bị tử vong.
Vì thế, để hạn chế tối đa nguy cơ bị nhiễm nhiều bệnh sau đợt ngập lụt như sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp…, người dân cần chú ý đến việc dọn dẹp đường xá, sân vườn, làm sạch nguồn nước, chuồng trại. Bên cạnh đó, nên ăn chín uống sôi, chú ý đến nguồn nước sinh hoạt, đảm bảo được uống nước sạch. Đặc biệt, cần vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn trước khi ăn uống. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh. Vì thế, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các vùng có nguy cơ dịch bệnh bùng phát, luôn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn uống, đảm bảo đồ ăn cho trẻ cần tươi mới, đảm bảo nguồn gốc và an toàn thực phẩm.
Sau khi nước rút cần vệ sinh đường xá, nhà cửa, lưu ý thực phẩm và nguồn nước. (Ảnh VTV) |
Có rất nhiều nguyên nhân bị tiêu chảy, vì thế khi người trong nhà bị tiêu chảy cấp, cần xác định nguyên nhân gây bệnh để xử lý bệnh được tốt hơn. Bệnh tiêu chảy cấp do nguồn thức ăn, nước uống có thể điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu các cơ quan y tế xác định tiêu chảy do nhiễm khuẩn, cần điều trị bằng thuốc kháng sinh theo chỉ định và liều lượng của bác sĩ. Người bị tiêu chảy cần được nghỉ ngơi, bổ sung oresol qua đường uống hoặc đường tĩnh mạch nếu tình trạng mất nước đã khá nặng.
Cần chú trọng đến nguồn nước sạch và vệ sinh sạch sẽ khi ăn uống. |
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hữu Châu Đức cho biết: “Tiêu chảy là bệnh lây truyền qua đường phân – miệng. Trẻ em là đối tượng dễ bị tiêu chảy do hệ tiêu hóa chưa trưởng thành. Nhu cầu dinh dưỡng cao. Hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành. Hệ vi khuẩn chí ở ruột chưa phát triển tốt…
Vì thế, khi trẻ mắc tiêu chảy cần bù nước điện giải, sử dụng nước sôi để nguôi, dung dịch nước cháo muối hoặc nước muối đường, sử dụng nước canh hoặc nước quả giàu kali...
Nên tránh thức ăn có năng lượng, protein và điện giải thấp, nhiều carbonhydrate. Sau khi khỏi tiêu chảy, cho ăn thêm ngày 1 bữa ngoài những bữa ăn bình thường trong 2 – 4 tuần”.
XEM THÊM
Bệnh tiêu chảy cấp lúc giao mùa nguy hiểm thế nào với trẻ?
Thời tiết se lạnh là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virut và ký sinh trùng gây bệnh phát triển. Trong đó, tiêu ... |
Phụ huynh đừng lơ là với bệnh tiêu chảy ở trẻ em!
Theo thông tin từ Bộ Y tế, tiêu chảy là một trong những căn bệnh chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất ở trẻ em ... |
Pháp: Sữa Lactalis nhiễm khuẩn Salmonella gây bệnh tiêu chảy
Theo AFP ngày 26/12, Pháp đang mở một cuộc điều tra về vụ sản phẩm sữa Lactalis nhiễm vi khuẩn Salmonella. |
Mách bạn công thức làm trứng gà ngâm giấm chữa bách bệnh
Món trứng gà ngâm giấm đã được nhân loại sử dụng cách đây hơn 1800 năm, tuy đơn giản nhưng rất nổi tiếng vì có ... |
Mưa trái mùa – gia tăng bệnh truyền nhiễm
Trong dịp Tết Đinh Dậu vừa qua, tại khu vực Nam bộ, thường xuất hiện nhiều trận mưa trái mùa, khiến cho nhiều loại bệnh ... |
3 bệnh dễ mắc trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm
Liên tiếp nhiều ngày qua, thời tiết miền Bắc mưa phùn, nồm ẩm khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và dễ đổ bệnh, đặc ... |