Căng thẳng Triều Tiên: 'Khủng hoảng tên lửa Cuba quay chậm'? | |
Triều Tiên xác nhận chuẩn bị thử hạt nhân lần 6 |
Lễ kỷ niệm 105 năm ngày sinh của nhà lập quốc Triều Tiên Kim Nhật Thành diễn ra nhưng không đi cùng vụ thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất, cũng như không có vụ tấn công nào xuất phát từ boong tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson ở vùng biển gần sát bán đảo Triều Tiên.
Chỉ vài giờ trước khi Phó Tổng thống Mike Pence bắt đầu chuyến thăm Seoul hôm 16/4, Bình Nhưỡng phóng thử một tên lửa đạn đạo nhưng bất thành khi nó phát nổ vài giây sau khi rời bệ.
Dù căng thẳng giữa Washington và Bình Nhưỡng bị đẩy lên cao trước ngày lễ lớn hôm 15/4, dường như “đòn răn đe” qua lại này cũng thường xuất hiện trong những năm gần đây, đặc biệt là vào mùa xuân, khi Mỹ và Hàn Quốc tổ chức các cuộc tập trận thường niên.
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với AP, một quan chức cấp cao Triều Tiên nhận định Bình Nhưỡng đã xác định Tổng thống Donald Trump của Mỹ “cứng rắn và hiếu chiến” hơn so với người tiền nhiệm Barack Obama. Và Triều Tiên cũng thề sẽ không chùn bước.
Vậy sau lễ duyệt binh hoành tráng nhằm phô diễn sức mạnh quân sự hôm 15/4, Triều Tiên tính làm gì tiếp theo?
Phát cảnh báo
Loại vũ khí được cho là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới của Triều Tiên xuất hiện trong lễ diễu binh tại Bình Nhưỡng hôm 15/4. Ảnh: Yonhap |
Tại lễ diễu hành quân sự, Triều Tiên đã cho cả thế giới thấy dàn tên lửa với số lượng lớn và đa dạng.
Giới chuyên gia tin rằng, kho vũ khí xuất hiện trong lễ diễu hành gồm một loại tên lửa hành trình tầm ngắn mới, có lẽ dùng cho hoạt động phòng thủ bờ biển. Triều Tiên cũng hé lộ tên lửa đạn đạo mới nhất được phóng từ tàu ngầm và một phiên bản tương tự có thể phóng từ hệ thống trên mặt đất. Cả hai loại tên lửa này đều sử dụng nhiên liệu rắn và là thách thức lớn hơn đối với giới chuyên gia trong việc vô hiệu hóa trước khi Triều Tiên dùng tới chúng.
Bình Nhưỡng cũng khoe các thùng vận chuyển dường như phù hợp với kích thước của một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) – mối quan tâm lớn nhất của Mỹ. Các thùng được dùng cho kỹ thuật “phóng lạnh” giúp bảo vệ thiết bị phóng di động khi tên lửa được triển khai. Tuy nhiên, việc Bình Nhưỡng giấu những gì trong các thùng đó vẫn cần nhiều thời gian phân tích và qua việc phỏng đoán từ những vụ phóng thử trong tương lai, trước khi đưa ra kết luận về trình độ phát triển ICBM của Triều Tiên.
Song, rõ ràng với sự xuất hiện của các tên lửa cỡ lớn và nhỏ trong lễ diễu hành, Triều Tiên phát đi tín hiệu rằng nước này có thể tấn công các vị trí ngoài biên giới, tối thiểu là tới các căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật và tối đa là tới tận nước Mỹ.
Nâng cấp kho vũ khí hạt nhân
Chuyên gia nghiên cứu vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, David Albright, thuộc Viện Khoa học và An ninh Quốc tế, ước tính đến năm 2020, Triều Tiên sẽ có đủ plutonium và uranium cấp độ vũ khí cho khoảng 25-50 vũ khí hạt nhân.
Nhưng ông cũng lưu ý rằng, Bình Nhưỡng có vài lựa chọn nhằm đa dạng hóa và mở rộng khả năng đó. Chẳng hạn, Triều Tiên có thể sử dụng lò phản ứng nước nhẹ để có đủ plutoni và uranium cấp độ vũ khí "cho 60 vũ khí hạt nhân vào cuối năm 2020".
Hơn nữa, tiếp tục thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất sẽ giúp Triều Tiên thêm cơ hội cải thiện đáng kể khả năng chế tạo vũ khí, vốn đòi hỏi vật liệu ít phân rã hơn, nhỏ gọn hơn và có khả năng phát nổ lớn hơn.
Phát triển vũ khí hạt nhân như một quả bom H là ưu tiên của Bình Nhưỡng. Theo Albright, có vẻ như Triều Tiên có khả năng làm được điều đó.
Tiếp tục thử nghiệm
Hình ảnh một vụ thử tên lửa của Triều Tiên do hãng thông tấn KCNA công bố. Ảnh: Getty |
15/4 không phải là ngày kỷ niệm lớn duy nhất ở Triều Tiên trong tháng này. Quân đội Triều Tiên được thành lập ngày 25/4 và các chuyên gia tin rằng đây là dịp Bình Nhưỡng thử hạt nhân hoặc phóng tên lửa. Dự đoán này dễ xảy ra hơn là vào dịp kỷ niệm ngày sinh nhà lập quốc Kim Nhật Thành.
Có hai lý do để lý giải. Triều Tiên muốn tập trung hoàn toàn vào việc tôn vinh lãnh tụ vào ngày 15/4 nên một vụ thử hạt nhân hoặc phóng tên lửa có thể làm phân tán sự tập trung, đặc biệt là nếu thất bại.
Trong khi đó, rõ ràng ngày 25/4 là một dịp quan sát quân sự thích hợp. Nếu thất bại, Triều Tiên cũng sẽ không "xấu hổ".
Có nhiều khả năng, nếu phóng tên lửa hoặc thử hạt nhân nhằm “minh họa” cho một tuyên bố chính trị, Triều Tiên có thể thực hiện vào trước hoặc sau ngày 25/4 để “khỏi mất mặt” nếu thất bại.
Pháp luật 23:00 | 21/10/2018
Pháp luật 00:24 | 11/10/2018
Pháp luật 12:03 | 10/10/2018
Pháp luật 09:11 | 10/10/2018
Pháp luật 05:07 | 10/10/2018
Pháp luật 02:44 | 10/10/2018
Thời sự 13:00 | 09/10/2018
Pháp luật 12:15 | 09/10/2018