Sau Hà Nội, đến lượt taxi ở Sài Gòn dán biểu ngữ phản đối Uber - Grab

"Đại chiến" taxi ngày một gay cấn khi trong ngày hôm nay giới taxi ở TP.HCM ủng hộ taxi Hà Nội bằng cách dán các biểu ngữ "Yêu cầu Uber và Grab phải tuân thủ pháp luật Việt Nam".
sau ha noi den luot taxi o sai gon dan bieu ngu phan doi uber grab

Nhiều người không khỏi bất ngờ khi thấy khẩu hiệu của taxi Vinasun vào sáng hôm nay - Ảnh: CHẾ THÂN

Từ sáng sớm 8-10, trên một số tuyến đường như Cộng Hòa (Q.Tân Phú), Nguyễn Thị Minh Khai ở quận 1, quận 3 và một số tuyến đường ở quận 5 nhiều xe taxi dán khẩu hiệu ở đuôi xe dòng chữ "Yêu cầu Uber và Grab phải tuân thủ pháp luật Việt Nam".

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một số tài xế cho biết hoạt động của Uber và Grab đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống của taxi truyền thống. Với các xe chưa dán khẩu hiệu, các tài xế taxi cho biết do bận chở khách nên chưa kịp dán khẩu hiệu.

Trưa 8-10, trao đổi với chúng tôi, ông Tạ Long Hỷ, phó tổng giám đốc Vinasun, cho biết việc dán các khẩu hiệu trên không xuất phát từ công ty mà là từ các tài xế. Ông Hỷ cho biết các tài xế đã dán các khẩu hiệu trên vào tối 7-10.

"Hiện nay, Công ty Vinasun giao cho các bộ phận tìm hiểu vì sao anh em tài xế đã viết các khẩu hiệu này", ông Hỷ nói.

Theo ông Hỷ, nội dung các khẩu hiệu này cũng bình thường, không có gì sai phạm, và sau khi tìm hiểu thì công ty sẽ có hướng xử lý.

Trước đó, Hiệp hội Taxi TP.HCM đã có văn bản tỏ sự đồng tình đối với Hiệp hội Taxi Hà Nội trong việc yêu cầu dừng thí điểm xe hợp đồng điện tử đối với xe 9 chỗ ngồi trở xuống, nêu rõ Uber và Grab đã gây ra nhiều hệ lụy.

Đối với vấn đề thuế, năm 2016 giới taxi truyền thống TP.HCM đóng đến 1.000 tỉ đồng tiền thuế còn Uber và Grab chỉ đóng 5 tỉ mà thôi.

Trong khi đó ở Hà Nội, những chiếc taxi ở thủ đô cũng chạy khắp nơi mang khẩu hiệu tố cáo taxi thí điểm hợp đồng điện tử có doanh thu 18.000 tỉ đồng nhưng chỉ đóng 15,8 tỉ đồng tiền thuế.

Hai hiệp hội taxi này cho rằng số lượng xe chạy Uber - Grab đã tăng lên quá nhanh, phá vỡ quy hoạch, gây ùn tắc giao thông.

Cụ thể thì số lượng xe taxi ở TP.HCM vẫn giới hạn ở mức 11.000 xe, cộng thêm cả xe chạy Uber - Grab lên tới 36.000 chiếc, còn tính luôn cả Hà Nội nữa là hơn 50.000 xe.

Cựu tổng giám đốc một doanh nghiệp taxi lớn ở TP.HCM đặt vấn về tính pháp lý của những khẩu hiệu mà các xe taxi ở hai thành phố đang dán và chạy "có được phép hay không".

Trong khi ở Hà Nội một số taxi mang các khẩu hiệu "khá chung chung" khi nhắc đến chuyện thuế và phản đối quyết định 24 của Bộ Giao thông vận tải về thí điểm các dịch vụ xe kiểu Uber, Grab, thì ở TP.HCM các xe taxi của Vinasun lại tấn công trực diện, nêu đích danh đối thủ và yêu cầu "tuân thủ luật pháp".

Dù vậy, vị này lại cho rằng cách tấn công này có khi phản tác dụng khi điều đó có thể lại quảng cáo cho đối thủ là Uber - Grab.

Và điều quan trọng hơn là khách hàng, người tiêu dùng chắc chắn không thay đổi quyết định, kể cả những người đang sử dụng Uber - Grab lẫn những người là khách hàng tiềm năng.

sau ha noi den luot taxi o sai gon dan bieu ngu phan doi uber grab

Biển khẩu ngữ yêu cầu Uber và Grab tuân thủ pháp luật Việt Nam trên xe taxi của Hãng Vinasun - Ảnh: CHẾ THÂN

sau ha noi den luot taxi o sai gon dan bieu ngu phan doi uber grab

Trước đó, nhiều taxi ở Hà Nội đã dán các biểu ngữ phản đối quyết định 24 của Bộ Giao thông vận tải về thí điểm xe kiểu Uber-Grab - Ảnh: DANH TRỌNG

sau ha noi den luot taxi o sai gon dan bieu ngu phan doi uber grab Bùng nổ taxi dán khẩu hiệu phản đối Uber, Grab

Lãnh đạo các doanh nghiệp cho rằng việc tài xế dán khẩu hiệu phản đối Uber, Grab đằng sau xe những ngày qua là hành ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.