We Escape chính là mô hình trò chơi này dành cho đội nhóm từ 2 - 8 người. Trong đó, mọi người phải làm việc với nhau để giải các câu đố, vượt qua hàng loạt chướng ngại vật để thoát ra ngoài và trở thành người chiến thắng.
Được thành lập vào năm 2014 với ba phòng chơi, đến nay công ty đã có chín phòng chơi tại Hà Nội và bốn phòng chơi tại Hồ Chí Minh.
We Escape chính là mô hình trò chơi này dành cho đội nhóm từ 2 - 8 người (Ảnh: Shark Tank Việt Nam) |
Địa điểm các phòng chơi nằm gần trường học để thu hút đối tượng học sinh. Vé có giá 100.000 đồng/người/giờ.
Và doanh thu 2017 của công ty là 6,1 tỷ đồng. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2018 là 4,4 tỷ đồng.
Theo các Startup, mỗi phòng chơi có chi phí từ 300-350 triệu đồng, doanh thu trung bình một phòng/năm là 600 - 650 triệu đồng, lãi suất 25%.
Theo đó thời gian hồi vốn cho 1 phòng là 2 – 2,5 năm. Tuy nhiên, trong thời gian tới thời gian hồi vốn sẽ rút ngắn vì lúc đó công ty đã xây dựng được một lượng khách hàng trung thành.
Thêm nữa, có khoảng 15% khách hàng quay lại vì lý do họ chưa hoàn thành nhiệm vụ.
Mô hình này không chỉ thuần là mô hình trò chơi, các Startup còn có dự định mở rộng dịch vụ tại các nơi tổ chức team building.
Ngoài ra, các phòng chơi còn có thể đi theo hướng giáo dục, đưa các vấn đề lịch sử, địa lý, vật lý… để hợp tác với các trường học.
Do vậy cần vốn để phát triển thêm nhiều sản phẩm, trong đó cốt lõi vẫn là loại hình Escape game.
Sau khi nghe phần trình bày gọi vốn của các Startup, Shark Phú từ chối đầu tư vì cho rằng mô hình rất khó nhân rộng và phụ thuộc chủ yếu vào trí sáng tạo của con người.
Shark Linh cũng từ chối rót vốn vì cho rằng mức giá startup đưa ra hiện đang nhắm vào nhóm đối tượng trẻ “cả thèm chóng chán”, rất rủi ro.
Shark Hưng cũng quyết định không đầu tư bởi phần lớn công việc của startup trong mô hình này gần giống với đạo diễn, một phần rất ít trong đó mới là dịch vụ, không có chỗ cho các Shark tham gia.
thương vụ thành công với số tiền ban đầu mà Shark Thuỷ đưa ra, 5 tỷ cho 36% cổ phần công ty (Ảnh: Shark Tank Việt Nam) |
Hứng thú với trò chơi nhưng nhận thấy bản thân không thể hỗ trợ được nhiều cho startup dưới góc độ một nhà đầu tư công nghệ, Shark Dzung cũng rút lui khỏi thương vụ.
Hứng thú với mô hình này nên ông chủ Apax quyết định đầu tư 5 tỷ cho 36% cổ phần, tuy nhiên, startup muốn giảm tỷ lệ cổ phần vì lý do công ty hiện đang phát triển rất tốt và đề nghị được đầu tư 5 tỷ đổi lấy 25% cổ phần.
Sau nhiều bàn bạc và thương thảo thương vụ thành công với số tiền ban đầu mà Shark Thuỷ đưa ra, 5 tỷ cho 36% cổ phần công ty.
Shark Tank Việt Nam: Giày công nghệ 4.0 - Bước ngoặt thời trang kết hợp công nghệ
Trong tập 9 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, Nhà sáng lập Lê Thanh đến từ thương ... |
Shark Tank Việt Nam: Cô bé 11 tuổi bán chè bưởi xuất sắc nhận 300 triệu từ Shark Thủy và Shark Hưng
Trong tập 9 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, Bảo Ngọc 11 tuổi đến từ thương hiệu ... |
Shark Tank Việt Nam: Công ty khao khát là Unicorn đầu tiên Việt Nam gọi vốn thành công 100.000 USD
Trong tập 8 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, anh Nam Trọng và chị Hoàng Anh - ... |