Sinh viên 'bấm bụng' mua vé xe giá cao để trở lại trường

Trở lại TP HCM để học tập sau kỳ nghỉ kéo dài vì dịch, nhiều sinh viên đã phải 'bấm bụng' mua vé xe giá cao.
Sinh viên 'bấm bụng' mua vé xe giá cao để trở lại trường - Ảnh 1.

Nhiều sinh viên phải mua vé xe giá cao để vào lại TP.HCM học tập. (Ảnh: Tấn Đạt)

Đến ngày 18/5 mới vào học chính thức, nhưng Hồng Nhung (21 tuổi), sinh viên (SV) ngành công tác xã hội, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM, đã phải đặt vé xe trước gần 2 tuần để được vào đúng ngày 10/5

Hồng Nhung cho biết phải vào sớm để dọn dẹp nhà trọ, một số môn học cần đi thực tế nên vào trễ là bị mất điểm. 

“Mình đặt vé xe từ Bình Định vào TP HCM từ ngày 28/4 với giá vé là 480.000 đồng (so với lúc trước chỉ có 250.000 đồng). Nhờ đặt sớm mới có, chứ đợi tới ngày đi thì đặt xe khó. Còn đi máy bay thì đắt đỏ và bất tiện vì nhà cách sân bay đến 25 km”, Hồng Nhung chia sẻ.

Còn Nguyễn Đức Hòa, SV Trường CĐ Giao thông vận tải T.Ư III, phải vào lại TP HCM vào ngày 3/5 mặc dù ngày 11/5 mới đi học trở lại. 

“Bình thường giá vé từ quê mình (tỉnh Ninh Thuận) vào Sài Gòn chỉ có 250.000 đồng nhưng hiện giá đã tăng đến 350.000 đồng. Có thể do dịch bệnh giá vé cao, nhưng với những bạn có hoàn cảnh khó khăn thì việc trở lại trường cũng là một vấn đề”, Đức Hòa cho hay.

Cao Như Sâm, SV Trường ĐH Lao động - Xã hội (cơ sở TP HCM), lo lắng cho biết ngày 5/5 sẽ vào TP HCM để 10/5 trở lại trường, nhưng giá vé xe hiện tăng quá cao trong khi không kiếm được việc làm thêm do dịch bệnh. 

“Bình thường đi xe từ Quảng Ngãi vào TP HCM mất khoảng 300.000 đồng còn bây giờ lên 500.000 đồng. Hồi đó xăng tăng giá thì vé xe cũng lên theo, còn bây giờ xăng giảm mà giá vé lại tăng cao, trong khi SV không có việc làm thêm thì biết sống sao”, Như Sâm nói.

Khác với nhiều trường, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM đã thuê xe đón SV có hoàn cảnh khó khăn từ các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đang chuẩn bị trở lại trường để tiếp tục học tập. 

Bên cạnh đó, trung tâm dịch vụ SV của trường đang tích cực khảo sát danh sách nhà trọ an toàn để SV vào có thể nhanh chóng tìm được nhà trọ mới sau kỳ nghỉ hoặc ở tạm khi ký túc xá ĐH Quốc gia chưa nhận SV.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.