Bãi đỗ xe thông minh được Sở KHCN cấp kinh phí khoảng 1,5 tỷ đồng
“Ý tưởng bãi đỗ xe thông minh đến từ việc tôi thường xuyên gặp cảnh kẹt xe trên đường. Tôi nhận thấy rằng một phần kẹt xe là do hệ thống giao thông tĩnh của TP HCM không đủ đáp ứng cho các phương tiện giao thông cá nhân.
Trong khi các phương tiện ngày càng tăng như hiện nay, việc tận dụng lòng đường làm bãi đậu xe và các dự án bãi xe ngầm khó khả thi vì chi phí xây dựng lớn thời gian thu hồi vốn lâu”, Phan Văn Hán, cựu sinh viên trường ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TP HCM nói về ý tưởng của mình.
Mô hình mini giải pháp bãi đỗ xe thông minh do Hán nghiên cứu. Ảnh: Nhân vật cung cấp. |
Theo Hán, hiện nhiều bãi đỗ xe với không gian 9 tầng có thể chứa 168 chiếc xe trên mặt diện tích khoảng 1400 m2. Với giải pháp bãi đỗ xe thông minh do Hán nghiên cứu có thể tối ưu không gian triệt để được 210 xe trên 9 tầng, nhưng chỉ chiếm diện tích chỉ 300 m2.
Việc tìm kiếm xe khi để tại bãi đỗ cũng hoàn toàn tiện lợi nhờ kết nối giữa ứng dụng quản lý trên điện thoại kết nối wifi.
Hán chia sẻ: “Sáng tạo của tôi đã có trên mô hình mini. Tôi sẽ cố gắng hiện thực hóa một mô hình thật để kiểm chứng lý thuyết và khắc phục các nhược điểm phát sinh”.
Phan Văn Hán, cựu sinh viên trường ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TP HCM. Ảnh: Nhân vật cung cấp. |
Hán cho biết thêm, hiện đã có nhà đầu liên hệ hợp tác để phát triển dự án bãi đỗ xe thông minh. Ngoài ra dự án đã có được lời "hứa" từ Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM cấp kinh phí nghiên cứu dự án với một mô hình thật cho 20 xe, kinh phí khoảng 1,5 tỷ đồng.
Để dành nhiều thời gian hơn cho dự án, Hán cũng đã làm đơn xin nghỉ việc tại một công ty với mức lương cao.
Ứng dụng tìm nơi sửa xe máy, ô tô nhanh chóng
Ứng dụng có tên gọi Pitbox được Trần Quốc Trung, sinh viên nghành Thiết kế (Truyền thông số) sáng tạo giúp kết nối lái xe với các bên cung cấp dịch vụ bảo trì và sửa chữa xe.
Cụ thể, qua ứng dụng, chủ xe có thể tìm được dịch vụ uy tín, theo dõi quá trình sửa chữa, thanh toán và sắp xếp thời gian nhận hay giao xe. Sau khi sử dụng, chủ xe còn có thể đánh giá nhằm giúp tăng độ tin cậy cho ứng dụng.
Trung cho biết, qua tìm hiểu thì TP HCM hiện có gần 8 triệu xe trong đó có 7,3 triệu xe máy và gần 640.000 xe ô tô. Với tiềm năng to lớn từ việc gia tăng lượng phương tiện giao thông và sức mạnh tạo ra chuyển đổi mạnh mẽ của số hóa, việc tạo ra ứng dụng điện thoại Pitbox sẽ giúp giải quyết được nhu cầu tìm kiếm dịch vụ sửa chữa tốt nhưng lại quá bận rộn với công việc và cuộc sống của khách hàng.
Ứng dụng do Trung thực hiện trong môn học Dự án chính thuộc ngành Truyền thông số, hiện mới có bản dùng thử.
Hình ảnh demo ứng dụng Pitbox được Trần Quốc Trung, sinh viên nghành Thiết kế (Truyền thông số) sáng tạo. Ảnh: RMIT Việt Nam. |
Giáo sư Rick Bennett, Trưởng khoa Truyền thông và Thiết kế, cho biết: “Chúng tôi khuyến khích sinh viên đưa ‘tư duy thiết kế’ vào dự án. Điều này có nghĩa các em phải đặt mình vào vị trí của người dùng để hiểu vấn đề họ đang đối mặt và sau đó dựa vào nghiên cứu cũng như phân tích của bản thân nhằm thiết kế những giải pháp tiên tiến.
Điều rất quan trọng là sinh viên RMIT Việt Nam đang nỗ lực đóng góp về mặt sáng tạo đáng ghi nhận cho xã hội Việt Nam rộng hơn".
Trung cho biết, đang tiếp tục phát triển ứng dụng và lên kế hoạch ra mắt sản phẩm trong thời gian tới tại TP HCM và Hà Nội.
Chàng trai khiếm thị chinh phục tấm bằng Cử nhân loại Giỏi ngành kinh doanh
Với thị lực chỉ 20%, Nguyễn Tuấn Tú (24 tuổi, ngụ TP HCM) đã vượt qua nhiều khó khăn trong học tập tại ĐH RMIT ... |