Như đã biết ngay sau khi Uber và Grab chính thức “về một nhà” thì cuộc chiến giữa các hãng xe công nghệ ngày càng gay gắt, lập tức có rất nhiều app xe Việt mọc lên “như nấm sau mưa” tuy nhiên đã gần như rơi vào tình trạng chết yểu bởi tiềm lực tài chính của Grab quá mạnh.
Grab là ứng dụng đặt xe tiện lợi tại khu vực Đông Nam Á mục đích mang lại cho khách hàng các dịch vụ vận chuyển bằng cách kết nối hơn 10 triệu hành khách với hơn 185,000 tài xế trong khắp khu vực.
Ứng dụng của Grab cung cấp 5 loại hình dịch vụ vận chuyển bao gồm taxi, xe hơi riêng, xe ôm và giao hàng trên khắp Singapore, Malaysia, Thailand, Philippines, Việt Nam và Indonesia.
Loại hình xe công nghệ Grab đã trở thành một loại hình gọi xe quen thuộc của người Việt (Ảnh: Hương Nguyễn) |
Với nền tảng O2O đang góp phần thay đổi thị trường, giúp hàng triệu người dùng và các doanh nghiệp được trực tuyến (online) thúc đẩy phát triển nền kinh tế kỹ thuật số ở Đông Nam Á.
Được biết, các công ty tài chính đã rót vốn vào Grab trong thời gian gần đây nhất gồm: OppenheimerFunds, Ping An Capital, Mirae Asset - Naver Asia Growth Fund, Cinda Sino-Rock Investment Management Company, All-Stars Investment, Vulcan Capital, Lightspeed Venture Partners, Macquarie Capital và một số nhà đầu tư khác.
Không chỉ dừng lại ở đó, ngày 13/6, Grab phát đi thông báo về việc đơn vị này vừa đạt được thỏa thuận đầu tư từ Toyota Motor Corporation (Toyota).
Theo đó, Toyota sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào Grab và trở thành nhà đầu tư chính trong vòng gọi vốn hiện tại của Grab.
Không để Grab “một mình một chợ” lâu, ngay lập tức Go-Jek đến từ Indonesia cũng đã bước chân vào Việt Nam với tên Go-Viet cạnh tranh với Grab về mô hình xe công nghệ
Go-Jek là nền tảng công nghệ đa dịch vụ lớn nhất tại Indonesia, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện nguồn thu nhập của hơn một triệu người lái xe và hơn 150.000 các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Về phía Go-Jek, ông Nadiem Makarim, nhà sáng lập và CEO công ty, cho biết: “Mô hình kinh doanh của chúng tôi thành công lớn ở Indonesia vì chúng tôi tập trung vào việc cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người tiêu dùng và tài xế.
Chúng tôi tin rằng các nước khác, trong đó có Việt Nam, cũng có thể tận dụng mô hình này theo cách tương tự.
Dịch vụ của Go-Jek tại Việt Nam đã được triển trai dưới tên thương hiệu Go-Viet với ứng dụng, mũ bảo hiểm và đồng phục màu đỏ, khác biệt hoàn toàn với màu xanh lá cây của Grab - ứng dụng gọi xe có thị phần lớn nhất tại Việt Nam sau khi thâu tóm Uber.
Đối thủ của Grab cũng vô cùng hùng hậu và được nhiều người chào đón khi mới tới Việt Nam |
Go-Jek cũng tuyên bố sẽ đầu tư khoảng 500 triệu USD để gia nhập bốn thị trường mới, bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Philippines.
Công ty sẽ bắt đầu đưa ra các chính sách ưu đãi để thu hút lái xe, bao gồm các lái xe Uber cũ, ví dụ như đồng phục miễn phí và hỗ trợ phí 1,27 USD (khoảng 29.500 đồng) mỗi chuyến.
Công ty mẹ Go-Jek đang tích cực mở rộng sang thị trường Việt Nam - nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thu vực Đông Nam Á, nơi các khách hàng sành công nghệ sử dụng smartphone chiếm tới 84% trong số 120 triệu thuê bao di động.
Ngoài ra Go-Jek đã nhận được vốn đầu tư từ nhiều công ty gồm Astra International, Warburg Pincus, KKR, Meituan-Dianping, Tencent, Google và Temasek.
Công ty này tuyên bố sẽ rót 500 triệu USD để triển khai dịch vụ tại Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Philippines - nằm trong kế hoạch mở rộng toàn cầu sau khi Uber rút khỏi Đông Nam Á.
CEO, đồng sáng lập Go-Jek - Nadiem Makarim, cho biết hoạt động của công ty tại các thị trường mới như Việt Nam và Thái Lan sẽ được vận hành bởi đội ngũ sáng lập tại địa phương.
Ngay khi vừa ra mắt tại TPHCM với chiến dịch khuyến mại không tưởng – 5.000 đồng cho 8km, màu áo đỏ của Go-Viet đã nhanh chóng tràn ngập các góc phố Sài Gòn.
Sự đổ bộ thành công tới mức Chủ tịch Go-Jek Andre Soelistyo đã nhanh chóng tuyên bố với báo chí: Go-Viet đạt 10% thị phần sau 3 ngày .
(Ảnh: Hương Nguyễn) |
Mới đây là chương trình đồng giá 1.000 đồng và 10.000 đồng tại Hà Nội dịp ra mắt tại thành phố này cũng được nhiều khách hàng và tài xế hưởng ứng tích cực.
Có thể nói đây chính là cuộc chiến cân tài, cân sức giữa hai hãng xe công nghẹ cho tới thời điểm hiện tại, tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng Go-Viet cần phải cải thiện hơn ứng về ứng dụng và chương trình thưởng dành cho tài xế.
Bởi cho đến thời điểm hiện tại, Grab luôn luân chuyển chương trình thưởng cho phù hợp với tài xế và vẫn là hãng công nghệ chiếm thị phần lớn nhất tại thị trường Việt Nam.
Chắc chắn trong thời gian tới thị trường xe công nghệ sẽ vô cùng sôi động và sự cạnh tranh khắc nghiệt để cướp miếng bánh thị phần xe công nghệ tại Việt Nam
Sau màn ‘chào sân’ rầm rộ, tài xế Go-Viet than vãn ế khách
Mới đây, Go-Viet bắt đầu thay đổi chương trình thưởng đồng giá so với khi ra mắt, ngay sau đó nhiều tài xế thở dài ... |
Cạnh tranh Go-Viet, Grab thưởng ngay 200.000 đồng/ngày cho tài xế GrabBike
Mới đây, Go-Viet đã bắt đầu mở rộng thị trường ra Hà Nội với chương trình đồng giá 1.000 đồng thu hút được rất nhiều ... |
Tài xế Grab 'khóc dở mếu dở' vì chương trình đồng giá 1.000 đồng của Go-Viet
Thời gian gần đây xuất hiện hãng xe Go-Viet đang chiếm được lòng của rất nhiều tài khách hàng khi có chương trình ưu đãi ... |
Go-Viet tung khuyến mại 1.000 đồng/6km tại Hà Nội
Vào chiều 12/9 hôm nay, Go-Viet chính thức đi vào hoạt động cạnh tranh với hãng xe Grab tại Hà Nội, theo đó kể từ ... |