So sánh ưu và nhược điểm của trần nhựa và trần thạch cao

“Nên dùng trần nhựa hay trần thạch cao?” là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm khi xây dựng, sửa chữa nhà ở. Để có được sự lựa chọn hợp lý nhất, hãy tham khảo ngay một số thông tin so sánh trần nhựa và trần thạch cao sau đây.

So sánh trần nhựa và trần thạch cao

Trần nhựa và trần thạch cao là hai loại trần thông dụng trong thiết kế hệ thống trần nhà ngày nay. Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Dưới đây là một số điểm so sánh trần nhựa và trần thạch cao:

Trần nhựa

Trần nhựa là một trong những kiểu trần thông dụng nhất hiện nay. Sản phẩm được làm chủ yếu từ bột nhựa PVC kết hợp thêm một số chất phụ gia xây dựng khác có tác dụng chống cháy và tạo độ dai nhất định. 

Trần nhựa có những ưu điểm nổi bật như:

- Khả năng chống nóng tối ưu, có thể ngăn được khoảng 95% - 97% bức xạ nhiệt ở ngoài trời, từ đó hạn chế và ngăn chặn quá trình hấp thụ nhiệt. 

- Khả năng cách âm, chống ồn khá tốt.

- Có tính chịu nước và chống cháy cao.

- Không bị ẩm mốc hay mối mọt trong thời gian sử dụng.

- Dễ dàng vệ sinh khi bám bẩn.

- Giá thành hợp lý, phù hợp điều kiện kinh tế của nhiều gia đình. 

Bên cạnh những ưu điểm trên, trần nhựa có một số nhược điểm khác như sau:

- Khi sử dụng trần nhựa, bạn không thể phối được các màu sắc theo mong muốn, thay vào đó chỉ có thể chọn được những màu nhựa có sẵn. 

- Trần nhựa dễ bị bám bụi bẩn làm giảm đi tính thẩm mỹ của sản phẩm. 

So sánh ưu và nhược điểm của trần nhựa và trần thạch cao - Ảnh 1.

Ảnh: AnPro

Trần thạch cao

Trần thạch cao là một loại trần giả được làm từ các tấm thạch cao và được gắn cố định bởi một hệ khung xương vững chắc liên kết vào kết cấu chính (sàn, dầm,…) của tầng trên. Trần thạch cao là một lớp trần thứ hai, nằm ở dưới trần nhà nguyên thuỷ. 

Một số những ưu điểm nổi bật của trần thạch cao như:

- Đa dạng mẫu mã, tính thẩm mỹ cao, có thể phối màu và tạo các đường nét hoa văn theo ý thích của người dùng. 

- Trần có trọng lượng khá nhẹ với công nghệ tạo bọt hiện đại, thạch cao không bắt lửa, không sinh khói bụi như một số loại vật liệu khác.

- Trần thạch cao rất bền, mát, khả năng cách âm tốt, không bị nấm mốc trong quá trình sử dụng.

Mặc dù trần thạch cao sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, nhưng sản phẩm vẫn còn một số nhược điểm như:

- Giá thành cao hơn so với trần nhựa.

- Đối với trần thạch cao chìm, nếu trần bị hư hỏng hoặc loang lổ màu thì bạn không thể sửa từng tấm mà phải gỡ nguyên trần để thay mới.

- Trần dễ bị bắt nước. 

- Trần có thể bị nứt mối tiếp giáp nếu thợ không thi công đúng cách dẫn đến việc phải sửa chữa và thay thế.

So sánh ưu và nhược điểm của trần nhựa và trần thạch cao - Ảnh 2.

Ảnh: Vĩnh Tường

Nên chọn trần nhựa hay trần thạch cao?

Để trả lời được cho thắc mắc “nên làm trần thạch cao hay trần nhựa?”, một số thông tin tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về hai sản phẩm.

Điểm giống nhau

Cả trần thạch cao và trần nhựa đều là trần giả, có tác dụng mang lại tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Bên cạnh đó, các loại trần này còn đảm bảo được hiệu quả về cách nhiệt, chống nóng, cách âm,…

Điểm khác nhau

Dưới đây là bảng phân tích điểm khác nhau giữa hai loại trần:

 

Trần nhựa

Trần thạch cao

Độ bền

Kém hơn (5 - 10 năm)

Cao hơn (khoảng 10 - 15 năm)

Tính thẩm mỹ

Mẫu mã hạn chế, khó kết hợp và trang trí

Thiết kế và mẫu mã đa dạng, có thể kết hợp với đèn Led, sơn bả hoặc các dụng cụ trang trí khác theo sở thích

Khả năng an toàn lao động

Độ an toàn thấp hơn

Độ an toàn cao hơn nhờ khung xương chắc chắn

Khả năng cách âm, cách nhiệt

Kém hơn

Tốt hơn

Giá bán

Thấp hơn

Cao hơn

Cả trần nhựa và trần thạch cao đều sở hữu những ưu - nhược điểm riêng. Chính vì vậy, việc chọn lựa trần thạch cao hay trần nhựa còn tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng cũng như điều kiện kinh tế của gia đình bạn. Ví dụ:

- Nếu điều kiện dư giả và mong muốn sở hữu trần nhà có tính thẩm mỹ cao, độ bền vượt trội thì trần thạch cao sẽ là gợi ý thích hợp cho bạn.

- Nếu bạn không quá dư giả về tài chính, cũng không yêu cầu quá cao về tính thẩm mỹ và độ bền thì trần nhựa là lựa chọn phù hợp cho bạn trong trường hợp này.

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.