Theo đó, tính đến ngày 10/4, tổng số tiền các địa phương đã rút từ Kho bạc Nhà nước để thanh toán chi trả cho các đối tượng do Bộ Tài Chính tạm cấp là 6.382,115 tỉ đồng/6.943,2 tỉ đồng (đạt 91,92%).
Như vậy, nếu không kể kinh phí hỗ trợ hàng hải sản tồn đọng và các đối tượng tồn đọng khác thì đến ngày 10/4, tổng số tiền các địa phương thực hiện bồi thường, hỗ trợ là 6.213,961 tỉ đồng/6.359,35 tỉ đồng (đạt 97,71%).
Trong đó, Hà Tĩnh 1.612,8 tỉ đồng/1.660,8 tỉ đồng; Quảng Bình 2.638,634 tỉ đồng/2.721,2 tỉ đồng; Quảng Trị 1.001,418 tỉ đồng/1.010,48 tỉ đồng; Thừa Thiên - Huế 961,109 tỉ đồng/966,87 tỉ đồng.
Theo Bộ Tài chính, đến nay kinh phí đã tạm cấp cho tỉnh để hỗ trợ khẩn cấp và bồi thường thiệt hại sau quyết toán còn dư là trên 7,3 tỉ đồng. Bộ đề nghị các địa phương dụng nguồn kinh phí này để thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Quyết định 12/QĐ-TTg và Quyết định 2124/QĐ-TTg. Cụ thể, hỗ trợ học phí, bảo hiểm y tế, hỗ trợ đào tạo, tạo việc làm, hỗ trợ lãi suất...
Trước đó, Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) chi trả số tiền bồi thường 500 triệu USD cho Chính phủ Việt Nam vì xả chất độc ra môi trường biển làm cá chết hàng loạt.
Chính phủ giao cho các bộ, ngành và các địa phương xây dựng phương án về bồi thường thiệt hại như: hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân, xử lý môi trường bền vững ...
Xã đòi trích tiền đền bù cho ngư dân để cán bộ kiểm kê đi du lịch |