4 dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng mất trí nhớ ở người già |
Một nghiên cứu mới nhất được công bố ngày 5 tháng 7 trên tạp chí Neurology cho thấy: những người hay mất ngủ, chất lượng giấc ngủ kém có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer (hội chứng suy giảm trí nhớ).
Khi giấc ngủ không được diễn ra theo cách bình thường, các protein như Amyloid và Tau nhiều khả năng sẽ tích tụ và hình thành mảng keo protein – cả 2 đều được tìm thấy trong não của người mắc Alzheimer. (Ảnh: healthplus) |
Nhà nghiên cứu Barbara Bendlin, phó giáo sư y khoa tại trường Đại học Y Wisconsin cho biết: nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này đã khẳng định chất lượng giấc ngủ là một yếu tố liên quan đến bệnh Alzheimer. Điều này cũng đưa ra những gợi ý rằng liệu việc thay đổi giấc ngủ theo hướng tích cực hơn sẽ có ảnh hưởng tốt đến não hay không?
Nếu bạn là người luôn khó khăn khi đi vào giấc ngủ ban đêm, điều đó có nghĩa là bạn ở trong nhóm nguy cơ cao với bệnh Alzheimer? Bendlin cho biết những phát hiện này chưa đủ để chứng minh rằng giấc ngủ kém gây ra bệnh Alzheimer. Trái lại, có thể những thay đổi xảy ra trong não liên quan đến bệnh Alzheimer có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Mặc dù có sự liên quan chặt chẽ giữa các vấn đề về giấc ngủ và dấu hiệu của bệnh Alzheimer ở hầu hết mọi người, nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ. |
Các nhà khoa học thuộc Đại học Wisconsin-Madison đã thực hiện khảo sát trên 101 người, độ tuổi trung bình là 63, có tư duy và kĩ năng ghi nhớ bình thường tham gia trả lời các câu hỏi về chất lượng giấc ngủ của họ và được yêu cầu cung cấp mẫu dịch tuỷ sống. Kết quả cho thấy những người có chất lượng giấc ngủ từ kém đến trung bình có nhiều dấu hiệu của bệnh Alzheimer, bao gồm sự hình thành của 2 loại protein Amyloid và Tau, sự viêm nhiễm và tổn thương tế bào não. Những dấu hiệu này vẫn tồn tại ngay cả sau khi những người này sử dụng thuốc để cải thiện giấc ngủ, trạng thái trầm cảm và các chỉ sổ cơ thể.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không tìm thấy dấu hiệu của Alzheimer khi tiến hành khảo sát những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ, chứng rối loạn hô hấp làm rối loạn giấc ngủ và yếu tố nguy cơ với một vài bệnh mãn tính khác như trầm cảm. Dù vậy, những báo cáo chủ quan này được xem là không đáng tin cậy bởi những chứng bệnh nói trên thường không được phát hiện bởi chính bệnh nhân. Các nhà nghiên cứu cho biết có thể mọi người đã báo sai về vấn đề ngủ của họ hoặc không nhớ chính xác.
Mặc dù những phát hiện trên chỉ cho thấy một tác động khiêm tốn của giấc ngủ đối với nguy cơ mắc Alzheimer, các nhà nghiên cứu vẫn tin rằng đây đều là những phát hiện quan trọng, tìm cách điều trị giấc ngủ. Tìm ra cách để trì hoãn những triệu chứng của bệnh Alzheimer thậm chí chỉ là 5 năm đã có thể giảm được 5,7 triệu ca tử vong ở Hoa Kỳ và tiết kiệm được 367 tỷ USD cho ngân sách chăm sóc sức khỏe tại quốc gia này.
Não bộ được làm sạch rất nhiều trong thời gian ngủ. Nếu không có đủ thời gian để tự làm sạch, độc tố trong não thì có thể dẫn đến bệnh Alzheimer. (Ảnh: healthplus) |
Một nghiên cứu khác của Đại học Boston chỉ ra, những người trên 60 tuổi ngủ hơn 9 giờ đồng hồ mỗi đêm và thức dậy muộn vào buổi sáng có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến mất trí nhớ, đặc biệt là Alzheimer, cao gấp 2 lần những người già ngủ ít hơn 9 giờ và dậy sớm.
Các nhà khoa học cảnh báo việc không có khả năng dậy sớm có thể chỉ là một triệu chứng của bệnh chứ không phải nguyên nhân gây bệnh. Do đó, việc ngủ ít hơn 9 giờ không được coi là biện pháp giúp người cao tuổi giảm nguy cơ mắc bệnh. Nghiên cứu cũng phát hiện những người chưa tốt nghiệp cấp ba thường ngủ nhiều hơn 9 giờ, cho thấy yếu tố giáo dục cũng có tác dụng phòng ngừa Alzheimer.
Các nhà nghiên cứu cho biết mặc dù không rõ tại sao giấc ngủ kém lại có liên quan đến căn bệnh này, nhưng nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng não bộ được làm sạch rất nhiều trong thời gian ngủ. Nếu không có đủ thời gian để tự làm sạch, độc tố trong não thì có thể dẫn đến bệnh Alzheimer.