Sự thật về lợn chết ở huyện Thuận Bắc - Ninh Thuận

Thông tin về lợn chết ở huyện Thuận Bắc trong mấy ngày qua trong khi dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát ở phía bắc khiến dư luận lo lắng nhưng sự thật đó chỉ là hai con lợn nhỏ chết do nhiễm khuẩn đường ruột.

Chiều 16/3, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận Trịnh Minh Hoàng khẳng định, việc lợn rừng lai được một số hộ dân nuôi tại thôn Xóm Bằng, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc bị chết vào ngày 14/3 chỉ là bị bệnh nhiễm khuẩn đường ruột với số lượng 2 con lợn nhỏ.

Sự thật về lợn chết ở huyện Thuận Bắc - Ninh Thuận - Ảnh 1.

Sự thật chỉ là hai con lợn nhỏ bị nhiễm khuẩn đường ruột.

Kết quả không như các báo đã phản ánh trước đó là lợn chết nhiều, không rõ nguyên nhân, gây hoang mang cho người chăn nuôi lợn tại địa phương, nhất là đang trong thời điểm dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát.

Trao đổi với báo chí, ông Trịnh Minh Hoàng cho biết, đến thời điểm này Ninh Thuận không xảy ra dịch tả lợn châu Phi.

Đối với tình trạng lợn chết tại xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, qua kiểm tra, nguyên nhân ban đầu được xác định đó là do thời tiết nắng nóng, quá trình chăm sóc lợn của người chăn nuôi như tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại không được đảm bảo đã dẫn đến lợn chết, chứ không có dấu hiệu của dịch tả lợn châu Phi.

Sở NN&PTNT đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát tình hình, không để xảy ra dịch bệnh, kể cả dịch tả lợn châu Phi.

Ông Sầm Văn Tim, Phó Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc cho biết, đầu năm 2018, Quỹ hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh) đã hỗ trợ 11 hộ dân là đồng bào dân tộc Raglai ở thôn Xóm Bằng mua lợn lai rừng (dạng F1) để nuôi.

Sự thật về lợn chết ở huyện Thuận Bắc - Ninh Thuận - Ảnh 2.

Người nông dân bên đàn lợn rừng lai F1 ở huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận.

Đến tháng 5/2018 có xảy ra tình trạng lợn chết lác đác vài ba con, nhưng sau đó không chết nữa. Đến ngày 14/2 có 2 con lợn nhỏ chết.

Vào thời điểm đó có một số cơ quan báo chí đến tại địa phương hỏi hộ chăn nuôi về tình trạng lợn lai rừng chết.

Tại đây, một số hộ chăn nuôi nói là lợn chết nhiều, nhưng đó là họ thống kê từ tháng 5/2018 (lúc bắt đầu chết).

Thực tế trong ngày 14/2 chỉ có 2 con lợn bị chết. Việc các cơ quan báo chí nêu lợn chết nhiều, người dân vứt bỏ bừa bãi, thậm chí mổ thịt làm ăn là không đúng thực tế.

Chính quyền địa phương xã Bắc Sơn đã làm việc trực tiếp với những hộ chăn nuôi này. "Các hộ cho biết, họ nói lợn chết nhiều để được tỉnh hỗ trợ, chứ không nghĩ thông tin lại gây ra hoang mang cho người chăn nuôi trong tỉnh", ông Tim cho biết.

Liên quan đến thông tin báo chí phản ánh nhiều trong những ngày qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam đã đi kiểm tra thực tế tại địa phương.

Dù xác định lợn chết là do bị nhiễm khuẩn đường ruột, không phải dịch tả lợn châu Phi nhưng Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu ngành chức năng không được chủ quan, phải hướng dẫn cho hộ chăn nuôi tiêm phòng cho lợn tại nơi xảy ra bệnh, khẩn trương phun hóa chất, tiêu độc khử trùng chuồng trại.

Ngành chức năng đẩy mạnh tuyên truyền về dịch tả lợn châu Phi để phòng chống đúng cách, tránh thông tin gây hoang mang, lo lắng cho người chăn nuôi.

Dự báo giá heo hơi ngày 17/3: Nghệ An xuất hiện thêm ổ dịch tả lợn châu PhiDự báo giá heo hơi ngày 17/3: Nghệ An xuất hiện thêm ổ dịch tả lợn châu Phi Cách chọn mua thịt lợn không bị nhiễm sán, không mắc dịch tả bà nội trợ cần nhớCách chọn mua thịt lợn không bị nhiễm sán, không mắc dịch tả bà nội trợ cần nhớ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp: ‘Nguy cơ dịch tả lợn lây lan tốc độ nhanh do thời tiết thuận lợi’Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp: ‘Nguy cơ dịch tả lợn lây lan tốc độ nhanh do thời tiết thuận lợi’
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.