Dịch tả lợn châu Phi có lây sang người không?

Trước tình hình dịch tả lợn có những diễn biến phức tạp, khó lường, người dân lo ngại không biết dịch tả lợn có lây sang người không.

Bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút ASFV gây ra ở lợn nuôi và lợn rừng, không gây bệnh cho các loài động vật khác và có khả năng lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn. 

Đây là dịch bệnh nguy hiểm cho ngành chăn nuôi, bởi lợn bệnh có khả năng chết lên đến 100% vì vi rút có sức đề kháng cao, có thể tồn tại lâu ở ngoài môi trường và trong các sản phẩm của lợn.

Bệnh lây lan trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn chưa mắc bệnh, sản phẩm lợn mang mầm bệnh, hoặc gián tiếp qua các loài vật chủ trung gian mang mầm bệnh (ve mòng, côn trùng, gặm nhấm, chim di cư...) hoặc các phương tiện vận chuyển, thức ăn chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi và cả yếu tố con người. 

Hiện nay trên thế giới chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị bệnh.

Dịch tả lợn châu Phi có lây sang người không? - Ảnh 1.

Bệnh dịch tả lợn châu Phi hiện vẫn diễn biến phức tạp. (Ảnh: Tiền Phong)

Dịch tả lợn có lây sang người không?

Trao đổi trên báo Sức khỏe cộng đồng, PGS Nguyễn Bá Hiên, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, dịch tả lợn không gây bệnh trên người nhưng lây truyền sang các vật chủ khác như ruồi, muỗi, chuột, mèo, gà, vịt.

Còn theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, bệnh dịch không lây sang người nhưng rất nguy hiểm vì lây lan rất nhanh, đồng thời không có vắc xin phòng bệnh.

Trao đổi với báo Kinh tế đô thị, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, "Bệnh dịch tả lợn châu Phi không có khả năng lây sang người, nên người tiêu dùng không nên lo sợ, tẩy chay sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh.

Về nguyên tắc, tất cả các loại thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản mắc bệnh đều phải tiêu hủy để tránh gây bệnh. 

Người dân nên mua các sản phẩm được chế biến từ thịt lợn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đặc biệt là phải nấu chín kĩ thịt trước khi dùng. 

Bởi lẽ, vi rút dịch tả lợn châu Phi chịu nhiệt kém, tồn tại được 3 giờ khi nấu ở nhiệt độ 50 độ C, 20 phút trong nhiệt độ 60 độ C, 2 phút trong nhiệt độ 90 độ C và bị tiêu diệt dưới 1 phút khi đun sôi ở 100 độ C".

Trên báo Dân trí, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khẳng định: dịch tả lợn châu Phi không có khả năng lây sang người nên người tiêu dùng không nên lo sợ, tẩy chay sản phẩm thịt lợn.

PGS Phu giải thích thêm, dịch tả lợn có tác nhân gây bệnh là vi rút, khác hoàn toàn với bệnh tả ở người là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn. 

Kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín cũng không có nguy cơ lây nhiễm bệnh tả lợn sang người.

Sự thật đằng sau hình ảnh hai người bị nghi bị nhiễm vi rút tả lợnSự thật đằng sau hình ảnh hai người bị nghi bị nhiễm vi rút tả lợn Mức độ nguy hiểm của dịch tả lợn Châu Phi Mức độ nguy hiểm của dịch tả lợn Châu Phi Biểu hiện của dịch tả lợn châu Phi, cách phòng và trị bệnhBiểu hiện của dịch tả lợn châu Phi, cách phòng và trị bệnh
chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.