Tại sao làm tốt đến mấy vẫn bị sếp 'ghét'?

Nếu bạn cảm thấy những điều trên đích xác là nói về mình, hãy tìm cách cải thiện hình ảnh trong mắt sếp.
tai sao lam tot den may van bi sep ghet 4 con giáp sinh ra đã có tướng làm sếp
tai sao lam tot den may van bi sep ghet Bố là chủ tịch, ái nữ 9x được điều làm sếp 4.000 tỷ
tai sao lam tot den may van bi sep ghet
Bạn có làm những việc dưới đây khiến sếp ghét không?

Ghét có thể là một động từ mạnh, nhưng tôi chắc chắn rằng có lẽ sếp không thực sự ghét bạn. Liệu bạn đang quá nhạy cảm hay anh ta thực sự không ưa bạn thật?

Vậy vì sao bạn lại không được sếp yêu quý? Tất cả mọi chuyện xảy ra đều có nguyên do của nó và chẳng phải tự dưng có ai đó không ưa bạn. Vì năng lực của bạn yếu kém, bạn quá kiêu ngạo hay vì bạn chưa biết cách giao tiếp với sếp và đồng nghiệp?

Cùng trung thực một chút nhé, bạn có thấy mình ở đây không:

- Bạn có mâu thuẫn hoặc hay tranh cãi với sếp trước mặt đồng nghiệp. Bạn thể hiện thái độ với những ý tưởng, sáng kiến của anh ta bằng ngôn ngữ tiêu cực, điệu cười khinh bỉ và tiếng thở dài.

- Bạn là người tiêu cực với những ý tưởng mới, hoài nghi về những sáng kiến và hay phản đối sự thay đổi.

- Bạn hay đi làm muộn và đi họp trễ giờ.

- Bạn luôn "thổi phồng" về mức độ tiềm năng của khách hàng và hay trễ hẹn với khách.

- Bạn mắc cùng một sai lầm nhiều lần.

- Bạn không tuân thủ các yêu cầu quản lý cơ bản nhất và hiếm khi cập nhật đầy đủ các dữ liệu cần thiết lên các công cụ, ví dụ như CRM.

- Bạn hay tán gẫu, tỏ ra bất mãn với sếp bất kỳ lúc nào có thể.

- Bạn sử dụng điện thoại hoặc làm việc riêng trong khi sếp cố gắng truyền tải thông tin hay động viên tinh thần cho nhóm.

- Bạn hay cướp khách hàng từ người khác, dù chẳng làm gì nhưng lại nhận được thành quả khi đơn hàng thành công.

- Bạn không chuẩn bị cho cuộc họp hàng tuần, hầu như không xem xét lại các công việc. Nhưng bạn lại hay phàn nàn về kết quả không đi đến đâu.

- Bạn tỏ ra hoài nghi và không quan tâm đến việc đào tạo. Bạn thường tìm một lý do để không tham gia các buổi đào tạo của sếp. Nếu có tham gia, bạm thường "gây chiến" bằng những suy nghĩ cá nhân của mình.

- Khi bạn làm tốt, bạn tỏ ra tự hào và kiêu ngạo. Nhưng khi thành tích quá kém, bạn đổ lỗi cho thị trường, danh sách khách hàng, nhân viên hỗ trợ và nhiều thứ khác. Tuyệt nhiên, chẳng bao giờ bạn là người có lỗi.

- Bạn tranh cãi với đồng nghiệp về những vấn đề nhỏ nhặt nhất. Bạn khái tính lại hay thù dai.

- Cảm xúc của bạn lên xuống thất thường và gây ảnh hưởng đến đồng nghiệp xung quanh.

- Bạn luôn phàn nàn "chẳng ai giúp bạn điều gì" nhưng lại chẳng chịu giúp đỡ mọi người, bạn sẽ "xù lông" nếu cảm thấy quyền lợi của mình bị ảnh hưởng.

- Bạn không bao giờ cũng như chưa bao giờ biết nói cảm ơn.

Nếu bạn cảm thấy những điều trên đích xác là nói về mình, hãy tìm cách cải thiện hình ảnh trong mắt cấp trên. Hãy nỗ lực hết mình, từ công việc cho đến cách ứng xử với đồng nghiệp xung quanh.

Tuy nhiên, đôi khi người ta "ghét nhau ghét cả đường đi lối về". Vậy một khi bạn đã cố gắng hết sức mình mà vẫn không tìm được tiếng nói chung với cấp trên, bạn có thể nghĩ đến việc tìm một cơ hội mới.

tai sao lam tot den may van bi sep ghet Sếp nữ muốn quan hệ đồng tính với tôi
tai sao lam tot den may van bi sep ghet 5 tướng mặt ở người phụ nữ có phúc lộc đầy mình, giàu có sang trọng, lên sếp trong năm 2018
chọn
Hình hài tuyến Vành đai 3 TP HCM đang xây dựng qua Thủ Đức
Tuyến vành đai 3 đi qua TP Thủ Đức dài khoảng 15 km, đi qua các phường bao gồm Long Trường, Trường Thạnh, Long Thạnh Mỹ và Long Bình. Gói thầu xây dựng tuyến Vành đai 3 qua TP Thủ Đức là gói thầu thứ 3 của dự án vành đai 3 TP HCM.