![]() |
Tài xế trả tiền lẻ qua trạm thu phí QL5 ngày 11/12. Ảnh: Di Linh |
Trong 2 ngày 11 và 12/12, tại trạm thu phí QL5 (Văn Lâm, Hưng Yên), chúng tôi đã ghi nhận tình trạng một số tài xế dùng tiền lẻ mệnh giá từ 200 đồng đến 500 đồng để trả phí qua trạm.
Các tài xế cho rằng, QL5 là đường làm từ tiền ngân sách nên việc thu phí hoàn vốn cho dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là vô lý.
Theo Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi), từ những năm 2004, QL5 dù mới được nâng cấp từ năm 1998 nhưng đã mãn tải, thường xuyên ùn tắc, thời gian di chuyển mất từ 3-4 giờ cho quãng đường 100 km từ Hà Nội đến Hải Phòng.
Tại thời điểm ngân sách hạn hẹp, chưa thể bố trí vốn để đầu tư đường cao tốc mới, Thường trực Chính phủ đã quyết định giao Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) chủ trì đầu tư tuyến đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
VDB đã thành lập Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) và được Thủ tướng Chính phủ giao làm chủ đầu tư Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (Dự án) theo hình thức BOT, theo cơ chế thí điểm quy định tại Quyết định 1621/QĐ-TTg ngày 29/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
![]() |
Clip: Cận cảnh tài xế trả tiền lẻ qua trạm thu phí QL5
Chiều 11/12, tài xế tiếp tục dùng tiền lẻ qua trạm thu phí QL5. Các tài xế đếm từng tờ tiền lẻ hoặc nghe điện ... |
"Để xây dựng đường cao tốc, số vốn huy động đầu tư rất lớn. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới (Nhật Bản, Hàn Quốc,...), ngoài mặt bằng sạch, Nhà nước phải hỗ trợ từ 30%-50% kinh phí đầu tư (theo văn bản số 2587/BKHĐT- KCHTĐT ngày 23/4/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ).
Đối với Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, do ngân sách nhà nước eo hẹp, Nhà nước đã hỗ trợ một phần bằng việc giao cho Vidifi thu phí tại hai trạm QL5 để tạo nguồn thu hồi vốn đầu tư đường cao tốc.
Việc giao Vidifi thu phí tại hai trạm quốc lộ 5 là một trong những cơ chế thí điểm đầu tư Dự án và đã được đưa vào Hợp đồng BOT Dự án số 7976/HĐ.BOT-HN- HP ngày 30/10/2008.
Sau đó, Bộ GTVT đã chính thức bàn giao cho Vidifi quản lý, thu phí hai trạm thu phí quốc lộ 5 từ ngày 20/1/2009", Vidifi thông tin.
![]() |
Trạm thu phí QL5 trên địa bàn huyện Văn Lâm, Hưng Yên. Ảnh: Di Linh |
Năm 2012, Nhà nước có chủ trương thành lập Quỹ bảo trì đường bộ (theo Nghị định số 18/2012/NĐ-CP). Theo đó, xóa bỏ các trạm thu phí nộp ngân sách nhà nước trên các quốc lộ từ ngày 1/1/2013, áp dụng việc thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện.
"Đối với các trạm thu phí hoàn vốn/hỗ trợ vốn dự án BOT vẫn được tiếp tục hoạt động cho đến hết thời hạn hợp đồng BOT trong đó có hai trạm quốc lộ 5.
Cụ thể tại Quyết định 746/QĐ-TTg ngày 29/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ và phương án tài chính kèm theo, Vidifi được tiếp tục thu phí tại hai trạm Quốc lộ 5 cho đến hết thời hạn BOT và được bổ sung một số cơ chế hỗ trợ của Nhà nước", Vidifi cho hay.
![]() |
Trạm thu phí QL5: Nữ nhân viên 'ngán ngẩm' chờ tài xế đếm tiền lẻ, nghe điện thoại
Chiều 11/12, tại trạm thu phí QL5, nhiều tài xế tiếp tục dùng tiền lẻ trả phí khiến khu vực này ùn tắc cục bộ. |
Tài xế tiếp tục trả tiền lẻ qua trạm thu phí QL5 Ghi nhận của chúng tôi cho thấy, khoảng 17h20 ngày 12/12, có 2 tài xế trả tiền lẻ qua trạm thu phí QL5 (Văn Lâm, Hưng Yên) theo chiều Hải Phòng về Hà Nội. Trong chiều tối 12/12, lực lượng chức năng tại trạm thu phí đã tiến hành phân luồng từ xa. Khi có tài xế trả tiền lẻ, các phương tiện được phân làn khác để tránh ùn ứ. Ngày 11/12, thống kê của trạm thu phí trên cho thấy có 29 lượt xe ô tô trả tiền lẻ qua trạm. |
Xe né trạm thu phí QL5 gây hỏng đường Thời gian gần đây, để tránh việc trả phí qua trạm thu phí QL5 (Văn Lâm, Hưng Yên), nhiều xe tải, container đã chọn cách đi qua các xã Minh Hải, Phan Đình Phùng (Mỹ Hào, Hưng Yên). Các xe này đi vào đường 380 (đường 196 cũ), rẽ trái sang đường 388 cũ để về cầu vượt Như Quỳnh (Văn Lâm, Hưng Yên) để tránh trạm khiến ngã 3 phố Lạng (Minh Hải) xuống cấp nghiêm trọng. Theo Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hưng Yên, cung đường này đã được cắm biển phụ cấm xe 4 trục trở lên. Tuy nhiên, ghi nhận cho thấy vẫn có container chạy qua. |